1. Kết quả khảo sát, tìm hiểu cách làm của nông dân:
1.1 Phương pháp tưới cây quýt bằng nước dừa:
- Phương pháp: Trái dừa sau khi chặt ra, lấy nước sẽ được pha cùng nước với tỷ lệ: 2 lít nước dừa và 100 lít nước cùng một loại thuốc vi sinh rồi phun xịt lên cây như bình thường. Đến nay, ông Hớn đã thực hiện phương pháp tưới nước dừa cho cây có múi trên diện tích 3.000m2. Loại chế phẩm vi sinh Movi’k trong thành phần có chứa nấm Tricoderma sp và vi khuẩn Baccilus sp đây là những VSV có lợi.
Trong những lần phun phân bón lá Movi’k thì ông Hớn đều có kết hợp thêm nước dừa để phun lên lá, lặp lại 01 tháng/01 lần.
- Mục đích: Ông Hớn cho biết, khi kết hợp thêm nước dừa sẽ giúp gia tăng hiệu quả của các loại vi sinh vật có lợi, bên cạnh đó khi nhìn cảm quan thì có pha chung nước dừa để tưới thì cây tăng độ bóng láng, lá xanh mướt hơn chứ mục đích không phải sử dụng nước dừa để “chữa bệnh” trên cây có múi như trong Báo Đồng Tháp đã nêu. Mặc khác, chi phí cho 02 lít nước dừa mỗi lần phun cũng không đáng kể nên ông duy trì thực hiện.
1.2 Phương pháp ủ hỗn hợp chuối, trứng vịt và cám gạo:
- Phương pháp: Ông tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại nhà để ủ với tỉ lệ các nguyên vật liệu như sau:
Chuối (10-15 kg) + Trứng vịt (10-15 trứng) + Cám gạo (2 kg).
(loại chuối nào cũng được, chuối chín, đánh tơi nhuyễn, để nguội).
Tất cả hỗn hợp trên sau khi trộn sẽ được cho vào thùng ủ cùng với phân bón vi sinh Movi’k (100-150 gram), tiến hành sục oxy khoảng 36h-48h là có thể đưa vào sử dụng.
- Mục đích: Lấy phần nước đã ngâm qua quá trình lên men phun hoặc tưới với tỉ lệ 1:10 (1 phần nước ủ lên men pha với 10 phần nước), tưới xung quanh gốc cây để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp lá xanh mướt.
Ngoài 02 phương pháp trên ông Hớn còn tự ủ các loại phân cá, phân ốc, kết hợp thêm các loại phân bón vi sinh như Biogel Root, sau đó sục oxy liên tục trong khoảng 1 tháng, khi đã phân hủy thì tiến hành tưới cho cây.
2/ Nhận xét đánh giá:
- Việc nông dân có kết hợp nước dừa với chế phẩm vi sinh hoặc hỗn hợp chuối, trứng, cám gạo đã ủ lên men để tưới vào gốc cây là với mục đích giúp nhân sinh khối của các VSV có lợi, chứ không phải các biện pháp sử dụng nguyên liệu trên là để “chữa bệnh” trên cây có múi.
- Phương pháp thực hiện đơn giản, ít tốn kém, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại hộ gia đình. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả một cách rõ ràng cần phải theo dõi, so sánh trong một thời gian dài giữa có xử lý và vườn đối chứng không xử lý.
Tin cùng danh mục
BC Tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 đến các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
BC Tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 đến các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
11:26 12/05/2025Triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn liên kết tiêu thụ”
Triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn liên kết tiêu thụ”
11:26 12/05/2025Tọa đàm “Ứng dụng cơ giới hóa để giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa” vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tọa đàm “Ứng dụng cơ giới hóa để giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa” vùng Đồng bằng sông Cửu Long
11:26 12/05/2025Chuyển giao máy cấy lúa và trang thiết bị thuộc dự án VnSAT cho Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ An
Chuyển giao máy cấy lúa và trang thiết bị thuộc dự án VnSAT cho Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ An
11:26 12/05/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh