Trụ sở: Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

                            Điện thoại: 02773.851.427 – Fax: 02773.853.514

                                  Email: snnptnt@dongthap.gov.vn

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp là cơ quan chuyên môn tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và các dịch vụ công thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về tổ chức, biên chế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyên môn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án sử dụng đất biện pháp chống thoái hóa đất nông nghiệp dành cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác, chế biến và thương mại thuỷ sản theo kế hoạch quy hoạch phát triển của ngành và địa phương, quyết định và chịu trách nhiệm về biện pháp áp dụng giống, thời vụ. Chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng thuốc, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế tác sinh học phục vụ nông nghiệp.

- Tổ chức công tác bảo vệ phòng chống dịch khắc phục bệnh động, thực vật; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.

* Về lâm nghiệp:

- Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh, cháy rừng; bảo vệ rừng theo quy định.

- Điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên.

- Trình tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng khác thuộc địa phương theo thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

* Về thủy lợi:

- Trình UBND tỉnh phân cấp các công trình thủy lợi và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo, kiểm tra, khai thác, bảo vệ công trình phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, sạt lở trên địa bàn tỉnh;

* Về phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp nông, lâm nghiệp; tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển việc chế biến nông sản, lâm sản theo phương án đã được duyệt;

- Phát triển ngành, nghề, làng nghề.

- Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật;

* Về công tác kiểm tra, thanh tra:

- Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo qui định của pháp luật.

- Tham mưu tỉnh hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân về thủy sản; quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của Hội, tổ chức phi chính phủ.

* Về công tác quản lý hội và tổ chức phi Chính phủ:

 Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Hội, tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

  * Ngoài ra còn thực hiện và phối hợp một số công tác khác thuộc lãnh vực Sở phụ trách như:

- Công tác dự báo thị trường nông sản, lâm sản và thủy sản;

- Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông, lâm, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản, phát triển nông thôn và các chương trình, dự án được giao;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn của tỉnh theo qui định pháp luật;

- Cấp và thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh vực được giao quản lý theo qui định pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, phòng cháy, chữa cháy rừng; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện;

- Quản lý đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã phường, thị trấn về nông nghiệp và người lao động theo phân cấp của UBND tỉnh về lâm nghiệp, thủy lợi, phát triển nông thôn và thủy sản theo qui định của Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo qui định của pháp luật;

- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo qui định của pháp luật và UBND tỉnh giao; 

- Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn cấp dưới, thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác; kiến nghị, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.

- Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh: Sở có trách nhiệm chấp hành Nghị quyết, khi có yêu cầu, Sở có trách nhiệm báo cáo, trả lời chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Sở.

- Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh: Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác, tình hình thực hiện nhiệm vụ; kiến nghị, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết, chỉ đạo những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong quá trình thực hiện nhiệm trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các Sở, Ban, Ngành tỉnh: Là mối quan hệ phối hợp, khi có vấn đề vượt quyền hạn của nhiều Ngành hoặc những vấn đề chưa thống nhất được thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

+ Là mối quan hệ phối hợp chỉ đạo về chuyên môn Ngành ở địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

+ Sở có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về những chủ trương, chính sách, quy định của Trung ương, của tỉnh về lĩnh quản lý Ngành thực hiện.

+ Phối hợp thực hiện các chương trình, đề án, dự án quy hoạch, kế hoạch về về lĩnh vực Ngành quản lý trên địa bàn huyện theo phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh; nắm tình hình, cùng đôn đốc cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Tiếp nhận những kiến nghị của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về các vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đồng thời cùng phản ảnh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 - Đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế cấp huyện:

+ Là mối quan hệ về cơ quan chuyên môn cấp trên và cơ quan chuyên môn giữa cấp dưới.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn về lĩnh vực Ngành quản lý.

+ Phòng có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý Ngành đồng thời báo cáo đầy đủ và kịp thời theo quy định của Sở.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các Phòng chuyên môn thuộc Sở:

1. Phòng Kế hoạch-Tài chính:

I. Chức năng:

Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về xây dựng chiến lược tổng thể ngành, về quy hoạch kế hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh.

Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu với Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý nhà nước xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch hàng năm, 5 năm thuộc ngành nông nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Về lĩnh vực Kế hoạch

1. Tham mưu tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện các chương trình, chiến lược tổng thể ngành, quy hoạch tổng thể ngành, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp-PTNT.

2. Tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực về sản xuất nông-lâm-thủy sản, thủy lợi, XDCB, chương trình MTQG, kế hoạch khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm… để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tham mưu thẩm định nội dung các dự thảo văn bản chuyên môn trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở nông nghiệp&PTNT quản lý do các đơn vị trực thuộc tham mưu soạn thảo cho Sở Nông nghiệp&PTNT ký ban hành.

4. Tham mưu trong việc thẩm định về phân cấp đầu tư, quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi, chương trình mục tiêu cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Tham mưu trong việc thẩm định các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý trước khi trình UBND Tỉnh phê duyệt.

6. Tham mưu theo dõi, đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, thường trực công tác thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán các công trình xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực Ngành; 

7. Theo dõi, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, ngành nghề nông thôn và phát triển nông thôn theo định kỳ.

8. Tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất phát triển nông thôn, XDCB tham mưu cho lãnh đạo Sở điều hành, chỉ đạo sản xuất.

9. Tổng hợp báo cáo, kiểm tra về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình theo quy định hiện hành.

10. Thẩm định và đề xuất phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt chăn nuôi và chống thoái hoá đất nông nghiệp.

11. Đầu mối triển khai thực hiện các dự án, chương trình trọng điểm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thủy sản và phát triển nông thôn. Thực hiện tham mưu quản lý xây dựng cơ bản của ngành theo sự phân cấp của UBND tỉnh; theo dõi khai thác nguồn vốn đầu tư của tỉnh, của TW và các tổ chức trong ngoài nước (nếu có), có liên quan đến ngành để tham mưu chủ động triển khai thực hiện các dự án của ngành.

12. Theo dõi, đề xuất và thực hiện các công việc có liên quan đến quy hoạch, đề án, dự án.

13. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.

+ Về  Lĩnh vực Tài chính

1. Lập kế hoạch tài chính để phục vụ công tác lĩnh vực ngành.

2. Tham mưu thẩm định, tổng hợp theo dõi, kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc Sở, bảo vệ kế hoạch thu chi tài chính của ngành; quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được nhà nước cấp đúng theo quy định chế độ tài chính.

3. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, tổng hợp tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông báo cho các đơn vị trực thuộc bổ sung dự toán thu chi kịp thời.

4. Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi tài chính của các đơn vị trực thuộc tham mưu trình Sở Tài Chính thẩm định, thông báo phê duyệt quyết toán cho các đơn vị. 

3. Thanh tra Sở.

I. Chức năng:

Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở, kể cả lĩnh vực thủy sản (do Tỉnh không có thanh tra thủy sản)

Thanh tra Sở chịu sụ chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chị tráchn hiệm hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thanh tra Bộ thủy sản.

Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT có dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành về nông nghiệp, thủy sản trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch nầy

2. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.

- Cử cán bộ tham gia với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiêm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo phân công, hướng dẫn của Thanh tra Tỉnh. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính theo tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên

3. Thanh tra việc chấp hành chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý do Sở phụ trách.

- Ra quyết định và thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành để tiến hành thanh tra chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch và quyết định việc thanh tra do Giám đốc Sở phê duyệt.

- Cử người tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành khi Bộ có yêu cầu.

4. Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, lĩnh vực Thủy sản theo quy định của pháp luật.

5. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Được quyền yêu cầu cán bộ thuộc quyền quản lý của Sở giải trình đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện thanh tra, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

6. Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, chông lãng phí theo quy định của pháp luật.

7. Tuyên truyền, phố biển, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phóng ngừa đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phối hợp với Thủ trưởng các phòng, ban Sở, các đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động công tác thanh tra trong nội bộ các phòng, ban, đơn vị đó.

8. Yêu cầu phòng, ban các đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.

9. Kiến nghị với Giám đốc Sở đình chỉ việc thi hành Quyết định sai trái về thanh tra của các đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Tỉnh.

10. Theo dõi, kiếm tra, đôn đốc việc kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý sau thanh tra, tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT và Thủy sản, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.

11. Tham gia phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra theo tiêu chuẩn ngành, phối hợp với Thanh tra Tỉnh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính; quản lý tổ chức, tài sản, kinh phí phục vụ hoạt động của Thanh tra Sở.

12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở giao.