Diễn đàn thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt - Nga
Ngày đăng: 30/11/2021

Chiều 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức “Diễn đàn trực tuyến thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt Nam - Liên bang Nga”. 

Trong 10 tháng năm 2021, dù dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu Việt Nam sang Nga chủ yếu là các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, trái cây, chè, gỗ, gạo; đồng thời nhập khẩu từ Nga chủ yếu là thủy sản, lúa mỳ, phân bón, gỗ và gần đây là các sản phẩm thịt, sữa. 

“Hai bên cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng được lợi thế so sánh và các sản phẩm thế mạnh, đặc biệt là biến “thách thức thành cơ hội” trong bối cảnh COVID-19”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay.

Ảnh chụp từ màn hình

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Sergey Lvovich Levin đánh giá, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (AEAU) đã mở ra cơ hội về thương mại mạnh mẽ cho 2 nước. Việt Nam là một trong những thị trường năng động và phát triển trong khu vực. Thời gian qua, mặc dù đại dịch COVID-19 nhưng thương mại nông nghiệp giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Hai nước có thể phát triển thương mại nông nghiệp lên mức độ mới.

Để tiếp tục thúc đẩy thương mại nông, thủy sang Nga, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường thì sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp Việt tìm hiểu thị trường tại Nga còn hạn chế.

“Doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư vào Nga các sản phẩm có lợi thế như cà phê, thủy sản, sản phẩm trái cây chế biến… Nếu doanh nghiệp chỉ xuất khẩu hàng thô thì giá trị rất thấp”, ông Dương Hoàng Minh nhấn mạnh.

Số lượng doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Nga còn hạn chế, với thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài. Việc giải trình và khắc phục đối với những lô hàng bị cảnh báo, gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu của doanh nghiệp… vẫn còn kéo dài, chưa được xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến quy trình  xuất khẩu của doanh nghiệp. Điển hình như có 22 doanh nghiệp cá tra được phép  xuất khẩu vào Nga, nhưng trong số đó có 10 doanh nghiệp bị tạm ngưng xuất khẩu thì có doanh nghiệp từ năm 2014 vẫn chưa được tháo gỡ.

Hai bên tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp hai bên nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp của hai nước.

Bích Ngọc – TTDVNN&NSNT

 

Tin cùng danh mục

Thăm quan mô hình chăn nuôi dê

Tham quan mô hình chăn nuôi dê

06:06 30/04/2025

Hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình sản xuât theo nhu cầu của doanh nghiệp

Hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình sản xuât theo nhu cầu của doanh nghiệp

06:06 30/04/2025

Hội thảo Doanh nghiệp và người chăn nuôi - kinh nghiệm, thách thức và giải pháp thực thi chính sách nuôi gà đẻ trứng theo phúc lợi động vật

Hội thảo Doanh nghiệp và người chăn nuôi - kinh nghiệm, thách thức và giải pháp thực thi chính sách nuôi gà đẻ trứng theo phúc lợi động vật

06:06 30/04/2025

Tam Nông có thêm một Khu du lịch Homestay Hoàng Anh

Tam Nông có thêm một Khu du lịch Homestay Hoàng Anh

06:06 30/04/2025

Xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

06:06 30/04/2025