Ngày 09/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, việc triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật, với 07/18 chỉ tiêu vượt, 08/18 chỉ tiêu đạt tiến độ và 03/18 chỉ tiêu chưa đạt (Tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm - thủy sản; xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao).
Các chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai và đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nông nghiệp. Nhiều ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đã được triển khai thực hiện, góp phần làm giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm; thông tin thị trường thường xuyên được phổ biến qua nhiều hình thức giúp người nông dân tại các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán, doanh nghiệp v.v. chủ động trong kế hoạch sản xuất, liên kết và kinh doanh.
Nhiều đề án, chương trình lồng ghép thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sự tác động lớn đến sự thành công trong việc tăng trưởng nông nghiệp và chuyển biến kinh tế nông nghiệp, nhất là các ngành hàng chủ lực của tỉnh.
Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 333 doanh nghiệp chế biến nông sản; trong đó, có 49 doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chế biến giai đoạn 2021 – 2024, ước đạt 4.931,15 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 12,74%; nếu không tính hàng tạm nhập tái xuất, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 3.784,01 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7,71%.
Về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, ước đến cuối năm 2024 đạt 97% (vượt so với chỉ tiêu 80% của Đề án); số hóa dữ liệu quản lý, tự động hoá trong quy trình thu thập - xử lý - báo cáo - lưu trữ hệ thống dữ liệu thống kê thuộc lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật, chăn nuôi - thú y - thuỷ sản, phát triển nông thôn, thuỷ lợi, lâm nghiệp, nông thôn mới, OCOP, truy xuất nguồn gốc v.v. đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành.
Lúa gạo, Xoài, Hoa kiểng, Cá tra và Sen, là 05 ngành hàng chủ lực được tỉnh Đồng Tháp chọn tái cơ cấu. Trong đó, ngành hàng Lúa gạo có giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt hơn 16.000 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2020, chiếm 32,15% tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tính đến 26/7/2024, diện tích được chứng nhận VietGAP là 4.256 ha; chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 6.938 ha; đã cấp 646 vùng trồng (diện tích 112.336 ha); diện tích sản xuất lúa theo định hướng hữu cơ đạt 599 ha.
Nhiều diện tích xoài được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu
Ngành hàng Xoài có giá trị sản xuất cả năm 2024 ước đạt 2.341 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm 2020, chiếm 4,62 % tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến 6 tháng đầu năm 2024, diện tích trồng xoài đạt 14.754 ha (đạt 98,4% so với kế hoạch năm 2024, và đạt 88,8% so với kế hoạch đến năm 2025). Diện tích xoài đạt chứng nhận an toàn, tiêu chuẩn VietGAP đạt 42,3 ha (bằng 7% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2023 và đến năm 2025). Diện tích sản xuất chuyển đổi hữu cơ, chứng nhận hữu cơ đạt 280 ha (vượt 400% so với chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2023 và vượt 87% so với kế hoạch đến năm 2025).
Giá trị sản xuất ngành hàng hoa, kiểng năm 2024 ước đạt trên 6.276 tỷ đồng (đạt 89,6% so với chỉ tiêu ≥ 7.000 tỷ đồng), tăng 34,78% so với năm 2020. Diện tích trồng hoa kiểng toàn Tỉnh đến năm 2024, ước đạt 4.529 ha, (đạt 129,4% so với chỉ tiêu ≥ 3.500 ha). Xây dựng các mô hình sản xuất hoa kiểng ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến gắn liên kết tiêu thụ đến năm 2024, ước đạt 05 mô hình (đạt 125% so với chỉ tiêu 04 mô hình).
Giá trị sản xuất ngành hàng cá tra năm 2024 ước đạt 8.802 tỷ chiếm 17,36% giá trị toàn ngành, tăng 18,63% so với năm 2020. Diện tích nuôi đến năm 2024, ước đạt 2.630 ha (vượt 7,3% so với chỉ tiêu là 2.450 ha); sản lượng ước đạt 540.000 tấn (đạt 97,3% so với chỉ tiêu là 555.000 tấn). Cơ sở được cấp mã số nhận diện ao nuôi, đạt 378 cơ sở/1.630 ha (đạt 99,2% so với chỉ tiêu 100%). Diện tích nuôi thương phẩm áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP, đạt 242,4 ha/38 cơ sở (đạt 14,87% còn tháp so với chỉ tiêu 50%).
Ngành hàng Sen có giá trị sản xuất ước đến cuối năm 2024 đạt 39,168 tỷ đồng, tăng 188% so với năm 2020. Đầu tư phát triển vùng sản xuất sen tập trung theo chuỗi giá trị kết hợp du lịch trãi nghiệm, đến tháng 6/2024 đạt 948 ha (đạt 67,7% so với chỉ tiêu 1.400 ha). Xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm quy mô 100 ha chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm đến năm 2024, đạt 70 ha (đạt 70% so với chỉ tiêu 100 ha). Phát triển thêm các sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP đến năm 2023, đạt 56 sản phẩm (đạt 93,3% so với chỉ tiêu 60 sản phẩm).
Đáng chú ý, trong số 05 ngành hàng chủ lực, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức các lễ hội gắn với 04 ngành hàng, đó là: Xoài, Sen, Cá tra, Hoa kiểng. Qua tổ chức chức các lễ hội, bên cạnh thu nhận những kết quả về doanh thu du lịch, quảng bá sản phẩm, hình ảnh quê hương Đồng Tháp v.v. còn ghi nhận nhiều ý kiến, giải pháp từ các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân liên quan đến sự phát triển các ngành hàng chủ lực của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
dongthap.gov.vn
Tin cùng danh mục
Đồng Tháp sẽ tổ chức tập huấn về Du lịch - Nông nghiệp xanh
Đồng Tháp sẽ tổ chức tập huấn về Du lịch - Nông nghiệp xanh
12:41 23/11/2024Tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 38 giấy chứng nhận đăng ký nông sản chủ lực, đặc thù
Tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 38 giấy chứng nhận đăng ký nông sản chủ lực, đặc thù
12:41 23/11/2024UN Women đến thăm quan mô hình nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp
UN Women đến thăm quan mô hình nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp
12:41 23/11/2024Hội nghị tham vấn kỹ thuật về “Xây dựng bản đồ các vùng phù hợp cho sinh kế thuận thiên”
Hội nghị tham vấn kỹ thuật về “Xây dựng bản đồ các vùng phù hợp cho sinh kế thuận thiên”
12:41 23/11/2024Huyện Cao Lãnh đẩy mạnh sản xuất theo hướng tích hợp đa giá trị
Huyện Cao Lãnh đẩy mạnh sản xuất theo hướng tích hợp đa giá trị
12:41 23/11/2024Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh