Đồng Tháp tham quan, học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang
Ngày đăng: 08/09/2019

Vừa qua, ngày 29 – 30/8/2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp đã tổ chức chuyến tham quan học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang. Đoàn tham quan có 42 người là lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật Trung tâm các huyện, thị, thành phố và các nông dân.

Tại nơi đến đoàn được tham quan thực tế mô hình nuôi cá chình giống nước ngọt của ông Vi Nhật Quang và mô hình nuôi cá trê vàng luân canh trên ruộng lúa của ông Đinh Văn Phước tại huyện Tân Hiệp, đoàn tham quan được tìm hiểu thêm về tình hình nuôi cá, sản xuất và tiêu thụ cá, trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăm sóc…và tham quan cửa hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.

Mô hình cá chình của ông Quang, với diện tích 43.000m2, ông bố trí thành 10 ao, trong đó có 2 để dự phòng thả cá khi vệ sinh đáy ao và thay nước, để nuôi thành công loài cá nước ngọt này, yếu tố quyết định hàng đầu là con giống phải chất lượng, kế đến là môi trường nước không bị ô nhiễm. Từ những con cá bột như sợi chỉ được ông ương lên cỡ 10-500 con/kg.Ngoài bán cá giống, ông Quang còn là địa chỉ tin cậy có thể cung ứng lượng lớn cá chình thương phẩm đối với các nhà hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Theo ông Quang, loài cá này càng lớn thịt càng ngon, bán càng có giá nên người nuôi có thể lựa chọn thời điểm bán tùy ý mà không sợ bán với giá thấp. Cá chình nuôi ở môi trường ao đất tự nhiên sinh trưởng tốt, sau hơn 5 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng khoảng 900 gram - kg/con. Cá chình bán rất chạy, lúc cao điểm lên tới 400-450 ngàn đồng/kg.

Ông Quang chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chình với Đoàn

Qua mô hình nuôi cá trê vàng luân canh trên ruộng, lúc đầu ông Phước nuôi thử nghiệm 5-10kg cá trê giống trong ao, thấy có hiệu quả rồi nhân rộng và chuyển sang hình thức nuôi trên ruộng lúa. Theo ông Phước, do đất ruộng trũng thấp không làm được vụ lúa Thu đông nên sau khi thu hoạch vụ lúa Hè thu là anh bắt đầu nạo vét, đắp bờ bao kiên cố và làm sạch cá tạp, chờ nước lên rồi tiến hành thả nuôi. Nhưng trước khi thả cá giống ra môi trường tự nhiên thì anh đã ương cá giống trong ao nhằm tránh thất thoát trong quá trình nuôi. Thông thường, hàng năm, ông thả gần 70kg cá trê vàng, nhưng do đặc tính là loại cá ăn tạp và dễ nuôi nên sau 4-5 tháng thả nuôi sẽ cho thu hoạch hơn 1,3 tấn cá thịt.

Đoàn tham quan mô hình nuôi cá trê vàng trên ruộng của ông Phước

Chuyến tham quan học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang lần này thật sự hữu ích, giúp các thành viên của Đoàn học hỏi kinh nghiệm thực tế, hiểu rõ hơn về sản xuất, những phương hướng giải quyết các khó khăn trong quá trình chăm sóc và tiêu thụ cá ở môi trường nước ngọt, tham quan cửa hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp Kiên Giang giúp cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp học hỏi thêm những cách làm hay để định hướng cho Trung tâm trong thời gian sắp tới.

Nguyễn Thị Bích Ngọc -  TT DVNN&NSNT

Tin cùng danh mục

Chuối lạ trổ buồng như...hoa sen

Chuối lạ trổ buồng như...hoa sen

05:23 30/04/2025

An Giang: Mạnh dạn chuyển đổi sang trồng chanh giấy cho thu nhập cao

An Giang: Mạnh dạn chuyển đổi sang trồng chanh giấy cho thu nhập cao

05:23 30/04/2025

Nước tràn đồng, dân vùng đầu nguồn phấn khởi

Nước tràn đồng, dân vùng đầu nguồn phấn khởi

05:23 30/04/2025

Phóng sanh động vật hoang dã vào Vườn Quốc gia Tràm Chim

Phóng sanh động vật hoang dã vào Vườn Quốc gia Tràm Chim

05:23 30/04/2025

Đồng Tháp có 21 Giảng viên nguồn về thực hành tốt, an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan thương phẩm

Đồng Tháp có 21 Giảng viên nguồn về thực hành tốt, an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan thương phẩm.

05:23 30/04/2025