Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2022 và nhiệm vụ giải pháp năm 2023
Ngày đăng: 18/12/2022

Ngày 16/12/2022 tại Trung tâm Hội nghị Riverside, đường Nguyễn Thị Hồng Gấm, phường An Lộc, Tp. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2022 và nhiệm vụ giải pháp năm 2023.

Tham dự Hội nghị có sự tham dự của Bộ Nông nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ, Lãnh đạo UBND, Sở Nông nghiệp 10 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cùng tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị

Năm 2022, ngành hàng cá tra đã triệt để tận dụng cơ hội về nhu cầu thị trường sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là cơ hội về giá nên giá trị xuất khẩu vượt trội so với sản lượng. Đồng thời, sự gia tăng sản lượng trong năm đã góp phần nâng cao giá trị của ngành hàng. Dịch Covid-19 đã khuyến khích phương thức và cách tiếp cận kinh doanh khác so với truyền thống mà ngành hàng đã từng làm trong 20 năm qua. Sản phẩm thay đổi theo hướng chuyển sang tiện lợi hơn, bổ dưỡng hơn...

Tính đến cuối tháng 11/2022, sản lượng thu hoạch cá tra đạt trên 1,5 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021, giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ. Nhu cầu nhập khẩu cá tra của Việt Nam ở hầu hết các thị trường tăng từ 40 đến 200%. Giá trung bình xuất khẩu cá tra phi-lê tăng 28-66%, giá cá tra nguyên liệu cũng tăng từ 27 nghìn đến 29 nghìn đồng/kg, cao hơn 7 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2023, ngành cá tra đặt ra mục tiêu đạt sản lượng thương phẩm 1,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD. Đồng thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra; tăng cường quản lý điều kiện sản xuất và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong công đoạn nuôi; tiếp tục tổ chức hợp tác, liên kết chuỗi; nâng cao năng lực để ứng phó với sự thay đổi của thị trường và tiếp tục phát triển thị trường nội địa và đa dạng hóa sản phẩm.

Để phát triển bền vững ngành hàng cá tra cần nhiều giải pháp đồng bộ như liên kết, hình thành chuỗi giá trị ngành hàng cá tra giữa người nông dân và doanh nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất, cơ sở chế biến cá tra; đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng giá trị, sử dụng hiệu quả phụ phẩm và phát triển thương mại điện tử; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ bao gồm thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu dùng nội địa.

Định hướng tring năm 2023: Cần phải tập trung nâng cao chất lượng con giống, chất lượng di truyền về một số tính trạng như tăng trưởng, kháng bệnh, chịu mặn.... Cùng với đó là ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát lại quy hoạch và đưa ra định hướng phát triển thời gian tới một cách hợp lý, không để phá vỡ quy hoạch, không chủ trương mở rộng diện tích quá nhiều nhằm tránh tình trạng “cung vượt cầu”, Thứ trưởng Phùng Minh Tiến nhấn mạnh./.

Trí Tuệ - TTDVNN&NSNT

 

 

Tin cùng danh mục

Khai mạc Lễ hội cá tra lần thứ I năm 2022

Khai mạc Lễ hội cá tra lần thứ I năm 2022

03:53 23/11/2024

Hội nghị sơ kết “Xây dựng mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn hữu cơ” năm 2022

Hội nghị sơ kết “Xây dựng mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn hữu cơ” năm 2022

03:53 23/11/2024

Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị TPCL đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị TPCL đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

03:53 23/11/2024

Tình hình sản xuất lĩnh vựcTT và BVTV từ ngày 21/11/2022 – 27/11/2022

Tình hình sản xuất lĩnh vựcTT và BVTV từ ngày 21/11/2022 – 27/11/2022

03:53 23/11/2024

Khai giảng 02 lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng sen

Khai giảng 02 lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng sen

03:53 23/11/2024