Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-TTDVNN& NSNT ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp về việc đào tạo và xây dựng mô hình trình diễn “1 phải 5 giảm - 1P5G”, sản xuất phân hữu cơ truyền thống tận dụng sản phẩm phụ từ lúa, thuộc Dự án VnSAT;
Vụ Thu Đông 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn tỉnh phối hợp với HTX DVNN Số 2 (xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh) tổ chức thực hiện mô hình “Xây dựng điểm trình diễn 1P5G” và “Sản xuất phân hữu co truyền thống tận dụng phụ phẩm từ lúa” tại ấp 1, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15 tháng 9 năm 2020, tại ấp 1, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn phối hợp với Tổ thực hiện Dự án VnSAT huyện Cao Lãnh tổ chức Hội thảo 02 mô hình nêu trên.
Đến tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và nước sạch nông thôn tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện Cao Lãnh (Tổ thực hiện Dự án VnSAT), lãnh đạo chính quyền địa phương xã Tân Nghĩa và gần 30 thành viên HTX DVNN số 2 cùng tham dự.
Đại biểu thăm quan ruộng trình diễn 1P5G
* Kết quả đạt được qua gần 04 tháng triển khai mô hình 1P5G 02ha/ 02 hộ tham gia tại HTX DVNN số 2 với Giống lúa sử dụng OM 5451:
Tổng chi trong mô hình 19,3 triệu đồng/ha thấp hơn 1,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (20,9 triệu đồng/ha). Năng suất trong mô hình ước đạt 6,5 tấn/ha cao hơn ngoài mô hình 1,4 tấn/ha (5,1 tấn). Giá thành sản xuất trong mô hình 2.900 đồng/kg thấp hơn 1.100 đồng/kg so với ngoài mô hình (4.000 đồng/kg). Lợi nhuận trong mô hình đạt 18,8 triệu đồng/ha cao hơn 9,5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (9,3 triệu đồng/ha).
* Mô hình ủ phân hữu cơ truyền thống tân dụng phụ phảm từ lúa:
Mô hình đã tạo điều kiện cho nông dân trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, biết được phương pháp ủ phân, tận dụng phân ủ hoai mục để bón cho cây trồng (rau muống, mồng tơi, rau dền, các loại cải,…) giảm được việc đốt đồng ảnh hưởng đến môi trường, đất đai và hệ sinh vật trong đất.
Qua 02 mô hình đã giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận. Đã đạt được 4 tiêu chí của Dự án là giảm giống, lượng phân đạm, số lần phun thuốc sâu, ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ và hạch toán được hiệu quả kinh tế. Biết tận dụng phụ phẩm để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, góp phần tăng độ phì nhiêu của đất./.
Trí Tuệ -TT.DVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Xác nhận máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp
Xác nhận máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp
07:37 27/11/2024Tập huấn về kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và an toàn sinh học trong chăn nuôi
Tập huấn về kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và an toàn sinh học trong chăn nuôi
07:37 27/11/2024Công điện khẩn về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm
Công điện khẩn về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm
07:37 27/11/2024Kiểm tra, xử lý vi phạm về đánh bắt thủy sản trái phép
Kiểm tra, xử lý vi phạm về đánh bắt thủy sản trái phép
07:37 27/11/2024Tọa đàm “Chuỗi giá trị, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch đối với ngành hàng khoai, gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp”
Tọa đàm “Chuỗi giá trị, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch đối với ngành hàng khoai, gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp”
07:37 27/11/2024Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh