Hội thảo mô hình “ Xây dựng điểm trình diễn 1 phải 5 giảm ” và “ Trình diễn sản xuất phân hữu cơ truyền thống tận dụng sản phẩm phụ từ lúa”
Ngày đăng: 09/12/2020

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Số 1 Phú Hiệp, xã Phú Hiệp tiến hành triển khai, thẩm định, chọn hộ thực hiện mô hình “Xây dựng điểm trình diễn 1P5G” và Trình diễn sản xuất phân hữu cơ truyền thống tận dụng sản phẩm phụ từ lúa ” với qui mô 02 ha, tại huyện Tam Nông.

Địa điểm thực hiện tại hộ ông Đỗ Công Bằng và ông Đỗ Hoàng Ký, với diện tích 02 ha (01 ha/hộ), giống lúa sử dụng là giống IR4625 (nếp Long An).

Ruộng mô hình có tổng chi phí 16,8 triệu đồng/ha, thấp hơn so với ngoài mô hình 2,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận ruộng mô hình đạt 20,8 triệu đồng/ha cao hơn so với ngoài mô hình 3,1 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng chủ yếu do giảm giống và giảm phân thuốc bảo vệ thực vật.

Mô hình đã đạt được 4 tiêu chí của Dự án VnSAT: Sạ thưa, lượng phân đạm nguyên chất thấp hơn 120 kg N/ha, số lần phun thuốc sâu không quá 4 lần, nông dân ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ và hạch toán được hiệu quả kinh tế.

Sử dụng giống cấp xác nhận và thực hiện “ Giảm giống ” là khâu quan trọng và tiên quyết để thực hiện mục tiêu sản xuất theo quy trình 1P5G nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo, gia tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân, đáp ứng các tiêu chí của Dự án VnSAT.

Description: C:\Users\MSHOA\Documents\phan ủ.jpg

Điểm ủ phân hữu cơ truyền thống của ông Nguyễn Thanh Phú

Song song với thực hiện mô hình 1P5G, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp phối hợp với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hiệp Phát, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông triển khai thực hiện mô hình thực hiện ủ phân hữu cơ từ tháng 8/2020. Mô hình đã áp dụng phương pháp ủ phân hữu cơ truyền thống từ nguồn nguyên liệu có sẳn tại địa phương như: Phân chuồng (phân bò), Thực vật khô (rơm), thực vật xanh (cỏ xanh), chế phẩm sinh học, vật liệu khác (tấm bạt, thùng tưới, cuốc ba răng, nhiệt kế đo độ), các vật liệu ủ phân hữu cơ đúng tỉ lệ mà cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn.

Tổng chi chi phí mô hình 1,98 triệu đồng. Sau thời gian ủ 3 tháng thì mô hình cho thành phẩm đạt 570 kg, tỉ lệ hao hụt 43% so với khối lượng vật liệu ủ ban đầu (1.000 kg). Giá thành sản xuất mô hình 3.467 đồng/kg.

Qua mô hình giúp nông dân nắm được quy trình sản xuất phân hữu cơ từ đó tạo ra nguồn phân hữu cơ sử dụng bón cho vườn cây ăn trái, hoa kiểng, rau màu,... đồng thời tận dụng sản phẩm phụ từ lúa (rơm rạ) làm vật liệu ủ giúp hạn chế đốt đồng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đất đai.

Bích Ngọc – TTDVNN&NSNT

Tin cùng danh mục

Đào tạo giảng viên ToT về VietGap Thuỷ sản

Đào tạo giảng viên ToT về VietGap Thuỷ sản

05:26 30/04/2025

Tổng kết mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo nước ngọt gắn với  liên kết tiêu thụ

Tổng kết mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo nước ngọt gắn với  liên kết tiêu thụ

05:26 30/04/2025

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tham quan, học tập kinh nghiệm tại Đồng Tháp

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tham quan, học tập kinh nghiệm tại Đồng Tháp

05:26 30/04/2025

Tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19

Tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19

05:26 30/04/2025

Hội thảo - Hội thi các mô hình sinh kế mùa lũ thuộc Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp năm 2020

Hội thảo - Hội thi các mô hình sinh kế mùa lũ thuộc Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp năm 2020

05:26 30/04/2025