Hội thảo mô hình “Xây dựng điểm trình diễn 1P5G” - T9
Ngày đăng: 31/08/2020

Nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình cũng như thảo luận những khó khăn còn tồn tại và hướng giải quyết trong thời gian tới, ngày 31 tháng 8 năm 2020, tại nhà Ông Dương Tấn Hòa, ấp 2, xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn phối hợp với Tổ thực hiện Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vũng (VnSAT) huyện Cao Lãnh tổ chức Hội thảo mô hình xây dựng điểm trình diễn 1 Phải 5 Giảm.

Đến tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và nước sạch nông thôn tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện Cao Lãnh  (Tổ thực hiện Dự án VnSAT), lãnh đạo chính quyền địa phương xã Phương Thịnh; HTX số 14/10 và gần 30 thành viên HTX cùng tham dự.

Đại biểu tham quan ruộng trình diễn 1P5G ông Dương Tấn Hòa

Năm 2020 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn phối hợp các tổ thực hiện Dự án VnSAT triển khai thực hiện 27 Mô hình trình diễn 1P5G từ  nguồn kinh phí thực hiện Dự án VnSAT.

Điều kiện để nông dân tham gia mô hình là phải tự nguyện tham gia, có điều kiện kinh tế, có đủ vốn đối ứng để thực hiện mô hình; Có kiến thức, có tinh thần cầu tiến, có kinh nghiệm và tâm huyết phát triển mô hình; ghi chép sổ nhật ký trong quá trình sản xuất, kiểm tra giám sát mô hình theo hướng dẫn; Chấp nhận rủi ro (nếu có) do thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường.

Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí mua lúa giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Kết quả đạt được qua gần 04 tháng triển khai mô hình 02ha/ 02 hộ tham gia tại HTX 14/10 với Giống lúa sử dụng OM 5451:

Về kinh tế: Tổng chi trong mô hình 14,784 triệu đồng/ha thấp hơn 5,373 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (20,157 triệu đồng/ha). Năng suất trong mô hình ước đạt 7 tấn/ha cao hơn ngoài mô hình 0,5 tấn/ha (6,5 tấn). Giá thành sản xuất trong mô hình 2.112 đồng/kg thấp hơn 989 đồng/kg so với ngoài mô hình (3.101 đồng/kg). Lợi nhuận trong mô hình đạt 25,8 triệu đồng/ha cao hơn 8,27 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (17,5 triệu đồng/ha).

Về xã hội: mô hình đã tạo điều kiện cho nông dân trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, áp dụng vào thực tiễn những tiến bộ kỹ thuật mới như: bón vùi phân đầu vụ, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),… thực hiện sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa, làm quen việc ghi nhận được tình hình sinh trưởng của cây lúa và hạch toán được hiệu quả kinh tế.

Mô hình giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận. Đã đạt được 4 tiêu chí của Dự án VnSAT là sử dụng 100 kg/ha lúa giống, lượng phân đạm nguyên chất thấp hơn 120 kg N/ha, số lần phun thuốc sâu không quá 4 lần, nông dân ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ và hạch toán được hiệu quả kinh tế.

Trí Tuệ - TTDVNN&NSNT     

Tin cùng danh mục

Nghề đan lọp Đồng Tháp chuẩn bị đón lũ

Nghề đan lọp Đồng Tháp chuẩn bị đón lũ

03:50 23/11/2024

Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò

Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò

03:50 23/11/2024

Khảo sát lựa chọn địa bàn phát triển nông nghiệp hữu cơ

Khảo sát lựa chọn địa bàn phát triển nông nghiệp hữu cơ

03:50 23/11/2024

Hỗ trợ giống  gà 01 ngày tuổi

Hỗ trợ giống  gà 01 ngày tuổi

03:50 23/11/2024

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

03:50 23/11/2024