1. Về trồng trọt
1.1. Đối với cây lúa
Tính đến thời điểm hiện tại diện tích lúa Đông Xuân đã thu hoạch dứt điểm, năng suất bình quân 7,2 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ ha so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế diện tích xuống giống lúa Hè Thu là 184.973 ha, đạt 99,99% kế hoạch, tăng 45.748 ha so với tháng trước. Diện tích thu hoạch 27.806 ha, năng suất bình quân 6,15 tấn/ha.
Tình hình tiêu thụ lúa Hè Thu: So với tháng trước, giá lúa có xu hướng tăng đối với nhóm giống lúa thường, giá nếp tăng, riêng nhóm lúa chất lượng cao giá ổn định
1.2. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
Hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống được 25.888 ha, trong đó vụ Đông Xuân đã thu hoạch dứt điểm là 12.054,5 ha, vụ Hè Thu xuống giống được 13.833,5 ha (tăng 2.306,82 ha so với tháng trước) bao gồm bắp, ớt và rau, dưa các loại. Giá bán một số mặt hàng hoa màu tăng so với tháng trước
1.3. Cây ăn trái
Tổng diện tích trồng cây ăn trái là 32.639 ha. Giá bán có xu hướng tăng trên một số mặt hàng trái cây chủ lực do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ tăng
2. Về Chăn nuôi
Trong tháng xảy ra ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gà ở địa bàn huyện Châu Thành làm chết 300 con, đây là ổ dịch nhỏ, tuy nhiên Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y Thủy sản phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành hướng dẫn, tiêu độc sát trùng chuồng trại hộ chăn nuôi và tiêm phòng bao vây trong bán kính 3 km. Đồng thời để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm và thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 2 năm 2020.
Ngày 6/04/2020, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND kế hoạch tái đàn gắn với Tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi 2020-2025 góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Từng bước phục hồi tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay việc tái đàn gặp rất nhiều khó khăn do các cơ sở cung cấp con giống đạt chất lượng không đáp ứng đủ nhu cầu, giá bán con giống cao và do người chăn nuôi thiệt hại về kinh tế sau dịch bệnh nên không còn khả năng tái đàn.
Đến thời điểm hiện tại tổng đàn gia súc của tỉnh là 136.362 con, trong đó đàn heo là 81.655 con chiếm 59,88% tổng đàn. Đàn gia cầm 5.431.620 con, trong đó đàn vịt là 3.578.570 con chiếm 65,88 % tổng đàn (theo số liệu của Cục Thống kê).
Về thực hiện tái cơ cấu ngành hàng vịt: Hiện tại toàn tỉnh có 05 THT với 26 thành viên chăn nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học với tổng đàn vịt là: 102.800 con, trong đó: đàn vịt đang đẻ trứng là 73.000 con với sản lượng trứng bình quân/đêm là 51.100 trứng. Tình hình liên kết tiêu thụ ngành hàng trứng vịt gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp e ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ trong nước và tình hình xuất khẩu không thuận lợi, nên chỉ ký kết “Bản ghi nhớ” liên kết tiêu thụ, chờ hết dịch bệnh mới tiến hành liên kết tiêu thụ với người chăn nuôi. Giá bán trứng vịt bình quân khoảng 2.250 đồng/trứng, tăng 550 đồng/trứng so với tháng trước.
3. Về Thủy sản
Diện tích thả nuôi trong tháng là 218,38 ha. Trong đó, diện tích cá tra 72,03 ha; tôm thẻ chân trắng 75,7 ha; tôm càng xanh 5 ha; cá khác 65,65 ha. Lũy kế diện tích nuôi thủy sản đến ngày 14/5/2020 là 4.797,08 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá tra 1.469,2 ha; tôm càng xanh 90,85 ha, tôm thẻ chân trắng 526,6 ha; cá khác 2.710,43 ha; lồng bè 4.082 chiếc.
Sản lượng thu hoạch đến ngày 14/5/2020 là 175.397,68 tấn. Trong đó sản lượng: Cá tra 143.081 tấn; tôm càng xanh 95,68 tấn (diện tích nuôi của năm 2019); tôm thẻ chân trắng 711,3 tấn (sản lượng thu hoạch từ diện tích năm 2019 là 301,4 tấn, thu hoạch từ diện tích nuôi năm 2020 là 407,2 tấn); cá khác 14.747,8 tấn; lồng bè 16.761,9 tấn.
Trong tháng toàn tỉnh sản xuất được 3.905 triệu con cá tra bột và 55,4 triệu con cá tra giống; Lũy kế đến thời điểm hiện tại đạt 217,5 triệu cá tra giống, 6.161 triệu cá tra bột; 69,7 triệu giống cá khác; 25,3 triệu tôm post.
4. Về lâm nghiệp
Bảo vệ và phát triển rừng: Phân công lực lượng Kiểm lâm trực phòng cháy chữa cháy rừng tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm và 2 Hạt Kiểm lâm liên huyện; vận hành máy chữa cháy thường xuyên, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy đảm bảo hoạt động tốt; phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an Tỉnh) tổ chức kiểm tra định kỳ đợt 2 công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại 10 đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh
Phòng cháy chữa cháy: Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và thông báo rộng rãi trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp 1, Báo đồng Tháp và gửi văn bản trực tiếp đến tất cả chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Phát triển kinh tế từ rừng: Trong tháng không có khai thác rừng và trồng lại rừng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, diện tích rừng khai thác là 35,45 ha (trong đó: Trại thực nghiệm nông lâm nghiệp Động Cát 14,93 ha; rừng tràm Công an tỉnh 20,52 ha); diện tích rừng mới trồng là 63,18 ha (rừng tràm Công an tỉnh).
5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể
Trong tháng không có Hợp tác xã thành lập mới. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn Tỉnh có: 165 HTXNN. Trong đó, có 162 HTX đang hoạt động, 03 HTX đang làm thủ tục giải thể; 932 THT, 106 trang trại (tăng 08 THT và 08 trang trại so với tháng trước) Trong đó, có 09 HTX, 02 THT bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19
6. Phát triển mô hình hội quán
Trong tháng không có hội quán thành lập mới. Hiện toàn tỉnh có 92 hội quán được thành lập với có 5.096 thành viên. Thành viên hội quán được thông tin về tình hình nông sản trong và ngoài nước, các mô hình khởi nghiệp, mô hình sản xuất nông nghiệp mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất theo hướng mới, kết nối doanh nghiệp với nông dân để liên kết sản xuất- tiêu thụ, hợp tác sản xuất theo hướng nông sản sạch, chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP đủ tiêu chuẩn vào các siêu thị và hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên trong tháng qua do thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid - 19 nên các Hội quán tạm dừng sinh hoạt...
Tin cùng danh mục
Thăm vườn rau hữu cơ tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
Thăm vườn rau hữu cơ tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
03:39 23/11/2024Đại diện tổ chức Seed to Table bà Ino Mayu thăm hỏi và khảo sát huyện đăng ký tham gia dự án năm 2020
Đại diện tổ chức Seed to Table bà Ino Mayu thăm hỏi và khảo sát huyện đăng ký tham gia dự án năm 2020
03:39 23/11/2024Tập huấn đầu vụ Hè Thu 2020 của lớp đào tạo 1 phải 5 giảm
Tập huấn đầu vụ Hè Thu 2020 của lớp đào tạo 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa cho nông dân thuộc Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)
03:39 23/11/2024Công nhận xã đạt nông thôn mới năm 2019 (tháng 5)
Công nhận xã đạt nông thôn mới năm 2019
03:39 23/11/2024Xác lập trạng thái bình thường mới trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định xã hội trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Xác lập trạng thái bình thường mới trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định xã hội trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh ...
03:39 23/11/2024Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh