Ngày 28/11/2019, tại Hội trường Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh Đồng Tháp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, tổ chức lớp tập huấn cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản, đăng ký mã vùng trồng đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu…Lớp tập huấn diễn ra 02 ngày ( từ ngày 28/11/2019 đến ngày 29/11/2019), với hơn 90 học viên gồm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Hội Làm vườn, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham dự.
Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe bà Phan Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II trình bày các nội dung xoay quanh việc xây dựng, giám sát và phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường khó tính. Qua đó yêu cầu diện tích tối thiểu để cấp mã số vùng trồng là 10 ha, là vùng sản xuất tập trung, trồng duy nhất một loại cây trồng, hạn chế chăn thả gia cầm trong vùng, phải được bao trái ít nhất 3 tuần trước khi thu hoạch, vùng trồng có thể có hoặc không có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP,… nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc quy trình tương đương. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp mã phải có sổ sách ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong một vụ canh tác. Vùng trồng cây ăn trái chỉ được cấp mã khi không có loại dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Bà Phan Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II trao đổi với các học viên
Ngoài ra trong buổi tập huấn, tiến sĩ Trần Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch và Khảo nghiệm thuốc Bảo vệ thực vật phía Nam còn trao đổi về những thách thức đối với nông sản Việt Nam liên quan đến dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật, các giải pháp nhằm giảm nguy cơ dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong nông sản.
Phần thảo luận, các học viên cũng quan tâm trao đổi với diễn giả về trình tự, thủ tục và kinh phí cấp mã số vùng trồng. Buổi tập huấn đã cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về việc cấp mã số vùng trồng.
Thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật mở rộng vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng. Ngoài cây xoài sẽ ưu tiên mở rộng cho nhiều loại cây ăn trái khác có thế mạnh như: Nhãn, cam, quýt và thanh long.
Nguyễn Thị Bích Ngọc – TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Bồi dưỡng kiến thức cho Ban vận động thành lập Hợp tác xã
Bồi dưỡng kiến thức cho Ban vận động thành lập Hợp tác xã
04:58 30/04/2025Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương năm 2019
Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương năm 2019
04:58 30/04/2025ĐÀO TẠO TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
ĐÀO TẠO TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
04:58 30/04/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh