THAM DỰ DIỄN ĐÀN KHUYẾN NÔNG @ NÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ
Ngày đăng: 13/05/2019

            Ngày 10 tháng 5 năm 2019 vừa qua. Tại Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “ Liên kết tiêu thụ lúa”. Tham dự diễn đàn có ông Trần Văn Nhãn Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp và 10 nông dân tiêu biểu trong liên kết sản xuất lúa.

            Đây là diễn đàn thuộc Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trực tiếp triển khai. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa trên 1,8 triệu hecsta, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 4,2 triệu hecsta, sản lượng khoảng 25 triệu tấn, đóng góp 90% lượng lúa gạo xuất khẩu. Sản xuất lúa là một trong những lợi thế chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh mặt hàng thủy sản và trái cây.

             

                          Các diễn giả giải đáp thắc mắc của nông dân tại Diễn đàn

            Thự hiện chủ trương Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị  gia tăng và phát triển bền vững, trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã mở rộng phong trào xây dựng “ Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước. Thực tế đã cho chứng ming, xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo mô hình cánh đồng liên kết chuỗi giá trị là phương thức sản xuất phù hợp, là giải pháp tối ưu nhất, là xu thế của ngành lúa gạo nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

            Tham gia dự án người sản xuất được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và trong một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng đầu vào không tính lãi. Mặt khác, quá trình liên kết cũng giúp nhiều HTX cũng cố hoạt động có hiệu quả hơn, doanh nghiệp thu mua nông sản được ổn định, hạn chế rủi ro do giá cả thị trường biến động. Ngoài ra liên kết cũng giúp Doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

            Tuy nhiên, việc xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, chưa ổn định thậm chí có chiều hướng giảm sút trong thời gian gần đây. Tỷ lệ lúa được tiêu thụ qua cánh đồng liên kết còn rất thấp, hầu hết nông dân phải bán lúa qua thương lái. Nông dân và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro trong sản xuất và kinh doanh. Tình trạng bẻ kèo, tranh chấp trong mua bán giữa nông dân và các đầu mối tiêu thụ chưa chấm dứt. Nhiều nơi, nông dân chưa tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp theo yêu cầu. Bên cạnh đó việc thiếu các tổ chức nông dân đủ mạnh như HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết người dân trồng lúa vẫn chủ yếu phải tự sản xuất và bán các sản phẩm cho thương lái, chịu nhiều thua thiệt và rủi ro

            Diễn đàn nhằm xác định được nguyên nhân chủ quan và tìm ra các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

Nguyễn Thị Yến -  TTKN