Nhằm tạo điều kiện tốt cho nông dân, thành viên HTX được tiếp cận thực tế mô hình và trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa bằng máy cấy, áp dụng vào thực tiễn sản xuất và góp phần đáp ứng các tiêu chí giảm giống của Dự án VnSAT.
Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trình diễn máy cấy tại HTXDVNN Mỹ Đông 2, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười cho các đại biểu gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, HTX DVNN của các huyện: Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười từ nguồn kinh phí của Dự án VnSAT.
Các đại biểu tham quan ruộng lúa cấy của ông Nguyễn Phước Hưng, ông Đặng Hoàng Dũng ở ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười giai đoạn sắp thu hoạch và trao đổi, thảo luận tại Hội trường Trung tâm học tập cộng đồng xã Mỹ Đông về những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng máy cấy vào sản xuất lúa tại HTX.
Đại biểu tham quan ruộng trình diễn cấy lúa bằng máy tại HTXDVNN Mỹ Đông 2
Kết quả thu được qua chuyến tham quan:
Về thực trạng tình hình sản xuất tại HTXDVNN Mỹ Đông 2, vụ Thu Đông 2019:
HTXDVNN Mỹ Đông 2 (HTX) có diện tích 570 ha; trong đó diện tích lúa cấy vụ Thu Đông 2019 trên 400 ha, sản xuất các giống lúa như: OM 5451, Đài thơm 8, OM 4900,... HTX đã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống (chủ yếu là cấp XN1) với các công ty như: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, Công ty cổ phần giống cây trồng Cửu Long,... với giá bán cao hơn so với lúa hàng hóa từ 800 - 1.000 đ/kg.
Một số thuận lợi khi nông dân sản xuất áp dụng máy cấy:
- Giảm lượng hạt giống còn 50-60 kg/ha, giảm tỉ lệ sâu bệnh hại và cỏ dại (đặc biệt là ốc bưu vàng, chuột, bù lạch đầu vụ); Giảm thiệt hại khi gieo cấy và chống đỗ ngã khi gặp thời tiết bất lợi, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong trong sản xuất lúa giai đoạn hiện nay; Dễ dàng chăm sóc, phòng trị sâu bệnh hại và thu hoạch; Tăng chất lượng lúa, an toàn cho môi trường và sức khỏe người dân.
- Nếu so sánh giá thành sản xuất và lợi nhuận thì việc áp dụng máy cấy trong sản xuất lúa kết hợp với liên kết sản xuất giống hoặc liên kết sản xuất lúa chất lượng cao với công ty tiêu thụ thì sẽ cho lợi nhuận cao hơn so với tập quán sản xuất truyền thống của nông dân (sạ dày, bón thừa phân, lạm dụng thuốc BVTV,....).
Bên cạnh đó còn một số khó khăn khi áp dụng máy cấy:
Chi phí đầu tư ban đầu cao (chi phí cấy lúa 4,5-5 triệu đồng/ha); Việc liên kết thu mua lúa giữa nông dân cấy máy và các công ty thu mua lúa chưa ổn định nên nông dân chưa thật sự an tâm; Số lượng máy cấy hiện tại không đủ đáp ứng cho nhu cầu xuống giống tập trung, đồng loạt trên diện rộng.
Qua kết quả chuyến tham quan đoàn có một số kiến nghị, đề xuất như:
- Nên áp dụng máy cấy vào sản xuất lúa là hướng đi đúng đắn, phù hợp với mục tiêu cơ giới toàn diện từ khâu sản xuất đến thu hoạch trong thời gian tới, đáp ứng các tiêu chí trong Dự án VnSAT, nâng cao chất lượng hạt gạo, hướng đến sản xuất bền vững. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện canh tác của từng vùng, từng HTX, tập quán sản xuất của nông dân,… mà ứng dụng cho phù hợp.
- Cần quy hoạch vùng chuyên cấy, đầu tư hạ tầng, thực hiện điều tiết tưới tiêu đồng ruộng phù hợp để việc làm đất, tiêu nước và áp dụng máy cấy được dễ dàng, thuận tiện.
- Có chính sách hỗ trợ trang bị máy cấy cho các HTX/THT làm dịch vụ máy cấy để tăng số lượng máy cấy đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất giai đoạn xuống giống tập trung theo lịch thời vụ, nhằm nâng cao diện tích lúa cấy bằng máy, hướng đến mục tiêu của Dự án VnSAT và cơ giới hóa toàn diện trên cây lúa./
Trí Tuệ - Trung tâm DVNN & NSNT.
Tin cùng danh mục
Vòng tròn kết nối” - điểm hẹn mới của doanh nghiệp khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Vòng tròn kết nối” - điểm hẹn mới của doanh nghiệp khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp
03:56 23/11/2024Chế phẩm sinh học và thảo dược là tương lai của chăn nuôi
Chế phẩm sinh học và thảo dược là tương lai của chăn nuôi
03:56 23/11/2024Nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm làng nghề truyền thống
Nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm làng nghề truyền thống
03:56 23/11/2024Cây ăn trái miền Tây 'đổ bộ' vùng biên giới
Cây ăn trái miền Tây 'đổ bộ' vùng biên giới
03:56 23/11/2024Mô hình “Sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh”
Mô hình “Sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh”
03:56 23/11/2024Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh