Ngày 6/6/2024, tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty TNHH Bayer Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ tổ chức tọa đàm về tiến độ và giải pháp phát triển mô hình "Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai - Forward Farming" tại khu ruộng thực nghiệm trong khuôn khổ Dự án xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Đến tham dự tọa đàm có đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT Cần Thơ, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông/ Trung tâm dịch vụ các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp; nông dân sản xuất lúa tại Tp. Cần Thơ; Các công ty: TNHH Bayer Việt Nam, Sài Gòn Kim Hồng, phân bón Bình Điền, TNHH lúa gạo Việt Nam.
Đây là dự án nhằm hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của dự án nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác lúa gắn với giảm thiểu các tác động đến môi trường. Dự án gồm các hoạt động như: Ứng dụng đồng bộ giải pháp và công nghệ canh tác lúa tiên tiến trên mô hình ruộng thực nghiệm, giảm các vật tư đầu vào đồng thời kiểm soát tốt phát thải và tác động môi trường; nâng cao năng lực và kiến thức canh tác bền vững cho người nông dân thông qua các chương trình tập huấn; thúc đẩy hợp tác công tư trong toàn chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.
Kết quả cho thấy, các mô hình triển khai đã cho hiệu quả rõ rệt của việc kết hợp phương thức bón phân tối ưu kết hợp tưới tiêu hợp lý và ứng dụng đồng bộ các giải pháp canh tác lúa thông minh, phát thải thấp.
Ban diễn giã phát biểu chia sẽ tại buổi tọa đàm
Mô hình canh tác lúa thông minh giúp giảm 2,5-3,0 lần lượng giống gieo sạ (60 kg giống/ha so với tập quán nhà nông 150 - 180kg/ha); giảm gần 50% lượng nước tưới (tương đương với 110 m3/ha); giảm lượng phát thải khí CO2 24,7%; giảm 1,5 – 4,0 triệu đồng/ha chi phí đầu vào. Hiệu quả kinh tế tăng 13,1- 54,9% so với mô hình canh tác truyền thống. Ngoài ra, Dự án còn đào tạo, tập huấn cho hơn 4.500 nông dân tại Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang về canh tác lúa chất lượng cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm, áp dụng các biện pháp giảm phát thải trong canh tác phù hợp với tập quán nhà nông và điều kiện địa phương.
Ông Krishnamurthy Kedalesare Govinda Rao – Giám đốc khoa học cây trồng Cty TNHH Bayer Việt Nam nhận định mô hình điểm đạt hiệu quả như hiện nay, tuy nhiên Cty không thể nhân rộng đến các người trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu long mà rất cần sự hợp tác với hệ thống Khuyến nông, các ngành để mô hình được nhân rộng trong thời gian tới, nhất là các tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn như Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp góp phần thực hiện thành công Đề án một triệu ha mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện./.
Trí Tuệ - TTDVNN, QLKTCTTL&NSNT
Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Giá cả nông, lâm, thuỷ sản đến ngày 25/10/2019
Giá cả nông, lâm, thuỷ sản đến ngày 25/10/2019
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ngày 08/11/2020
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ...
Tình hình tiêu thụ nông sản từ ngày 02/8/2021 – 08/8/2021
Tình hình tiêu thụ nông sản từ ngày 02/8/2021 – 08/8/2021