Chị Ngô Thị Vụ (sinh năm 1966), hội viên nông dân thôn Đoàn Kết, xã Hồng Phong (Nam Sách) hiện là chủ của mô hình trồng hoa thiên lý sạch cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Vụ còn tạo việc làm và giúp đỡ các hội viên nông dân phát triển kinh tế
Trước đây, kinh tế gia đình chị Vụ rất khó khăn. Cả hai vợ chồng chị nhận làm thuê nhiều nghề để kiếm sống. "Năm 1987, vợ chồng tôi đi làm thợ xây nhưng cả hai thường xuyên đau ốm. Vì vậy cuộc sống khó khăn kéo dài. Sau đó, tôi quyết định về làm kinh tế trên mảnh ruộng của gia đình", chị Vụ cho biết.
Sau nhiều tháng bàn tính, đầu năm 1993, vợ chồng chị Vụ xây dựng khu đất rộng 5 sào để trồng hoa thiên lý sạch. Sau 3 tháng, thiên lý bắt đầu cho thu hoạch nhưng gia đình chị không tìm được đầu ra, phải mang đi bán lẻ với giá từ 13.000-16.000 đồng/kg, lãi ít. Sau này, khi người dân quan tâm tìm kiếm thực phẩm sạch nên giá hoa thiên lý mới tăng lên.
Hiện nay, gia đình chị Vụ đã có hơn 2 mẫu trồng hoa thiên lý. Vào vụ thu hoạch chính, mỗi ngày gia đình chị thu được từ 2-4 tạ hoa thiên lý, bán với giá từ 55.000-60.000 đồng/kg.
Hiện tại, hoa thiên lý mang nhãn hiệu Thơ Vụ không chỉ bán buôn cho các siêu thị ở Hà Nội mà còn vươn xa đến các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn...
Những ruộng hoa thiên lý này mỗi năm cho thu lãi từ 300-400 triệu đồng. Nhận thấy loài hoa này cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới, chị Vụ sẽ tiếp tục mở rộng thêm khoảng 3-4 mẫu trồng hoa thiên lý.
Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế gia đình, chị Vụ còn giúp đỡ các hội viên Hội Nông dân xã Hồng Phong cùng trồng hoa thiên lý sạch như tư vấn cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hoa... Chị còn hỗ trợ về giống và nhận tiêu thụ sản phẩm cho gần 50 hộ dân trong và ngoài tỉnh.
Riêng xã Hồng Phong hiện có gần chục hộ nông dân có thu nhập ổn định nhờ trồng hoa thiên lý sạch với tổng diện tích gần 10 mẫu, cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/hộ/năm.
Đối với những hội viên nông dân đã có tuổi, chị Vụ tạo việc làm theo thời vụ, trả công 120.000 đồng/ngày.
Bà Nguyễn Thị Viết (56 tuổi), hội viên Hội Nông dân xã Hồng Phong cho biết: “Do sức khỏe yếu nên tôi không thể làm được những việc nặng nhọc. Nhờ sự giúp đỡ của chị Vụ, tôi đã được vào làm lao động thời vụ trong nhiều năm nay. Mỗi tháng tôi có thêm khoản thu nhập từ 3-4 triệu đồng”.
Hiện gia đình chị Vụ tạo việc làm cho từ 6-7 lao động, vào vụ thu hoạch chính số lượng lao động có thể gấp đôi.
Theo Danviet.vn
Tin cùng danh mục
Đồng Tháp: Trồng dưa trong nhà kính không đủ bán
...............................................................................................................
03:00 22/11/2024Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã chuyển đổi 1,1ha đất kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri 6, nhờ cây ...
03:00 22/11/2024Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm mà còn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho gần 100 triệu người dân trong ...
03:00 22/11/2024Tin xem nhiều
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ...
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô ...
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu ...