Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Ngày đăng: 31/07/2019

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn sầu riêng trên 10 năm tuổi của mình, ông Điền kể, trước đây, ông trồng nhãn, cam, ổi... nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Sau những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm ở Tiền Giang, Bến Tre, ông thấy cây sầu riêng cho hiệu quả cao, nhiều người dân phất lên nhờ cây trồng này nên ông quyết định về cải tạo vườn nhà trồng cây sầu riêng.

“Những ngày đầu khởi nghiệp là một câu chuyện đầy khó khăn. Lúc mới trồng gặp khó khăn về kỹ thuật, đến khi khắc phục được thì đầu ra sản phẩm lại càng khó khăn hơn. Sầu riêng thời điểm đó rớt giá chỉ còn 30.000 đồng/kg, bán chỉ huề vốn... khiến gia đình rơi vào khó khăn. Nhiều lúc nghĩ khi chọn cây trồng này không biết mình có đi sai đường không”, ông Điền nhớ lại.

Để khắc phục những khó khăn về kỹ thuật, ông Điền chăm chỉ đọc sách báo, đồng thời xuống Tiền Giang, Bến Tre để tìm hiểu kỹ thuật trồng trọt. Sau thời gian học hỏi, ông Điền đã khắc phục được các bệnh trên cây sầu riêng đồng thời tìm được đầu mối thu mua sầu riêng ở Tiền Giang với giá ổn định. “Chỉ năm đầu tiên giá rớt thê thảm do thị trường Trung Quốc không “ăn”, còn từ vụ thứ hai đến nay giá sầu riêng vẫn ổn định từ 50.000 - 70.000 đồng/kg nên thu nhập gia đình cũng ổn định”, ông Điền cho hay.

Đến nay, sau 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Điền đã có hơn 100 gốc sầu riêng cho trái. Mỗi vụ ông thu về khoảng 14 tấn, với giá bán dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Điền thu lãi gần 400 triệu đồng.


Với 1,1ha sầu riêng, mỗi năm gia đình ông Điền có thu nhập trên 400 triệu đồng

Hợp tác cùng phát triển

Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, ông Điền cũng là một trong những hộ tiên phong trong mô hình làm ăn liên kết của xã. Hiện ông cùng với 25 hộ trồng sầu riêng (diện tích hơn 10ha) của xã tập hợp lại thành lập Tổ hợp tác (THT) sầu riêng Phú Hựu do ông làm Tổ trưởng. THT thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ bà con kỹ thuật chăm sóc cây trồng, định hướng sản xuất hữu cơ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay.

Ngoài định hướng sản xuất theo hướng sạch, theo ông Điền, THT đang có ý định tiến lên thành lập hợp tác xã (HTX) để có pháp nhân liên kết với các doanh nghiệp (DN), tìm đầu ra cho trái sầu riêng Phú Hựu. Thời gian gần đây, có DN ở TP.Hồ Chí Minh đến đặt vấn đề bao tiêu sầu riêng, với điều kiện phải ủ chín đồng loạt, tuy nhiên do THT chưa có điều kiện về cơ sở vật chất xây dựng kho bãi nên không thể liên kết được.

“Chúng tôi dự định khi thành lập HTX sẽ có pháp nhân vay vốn để xây dựng kho bãi và tự đứng ra ký kết hợp đồng với DN bao tiêu. Tin rằng với hướng đi này, trái sầu riêng Phú Hựu sẽ có đầu ra ổn định, giúp bà con an tâm sản xuất”, ông Điền cho biết.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hựu cho biết, mô hình trồng sầu riêng của ông Lê Thanh Điền nói riêng và THT trồng sầu riêng Phú Hựu nói chung đang được xem là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại xã. Để phát triển ổn định loại cây trồng này, địa phương đang củng cố lại mô hình theo hướng vận động, khuyến khích bà con trồng sầu riêng theo hướng sạch, đồng thời tập hợp lại theo mô hình HTX để có cơ sở pháp nhân cho việc liên kết, tìm đầu ra cho nông sản...

                                                                                                                                                                      Theo baodongthap online

Tin cùng danh mục

Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt

Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm mà còn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho gần 100 triệu người dân trong ...

05:46 29/01/2025

Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ngụ ấp Phước An, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang) vừa thân thiện với môi ...

05:46 29/01/2025

"Vua" sầu riêng xứ Cao Lãnh

.............................

05:46 29/01/2025