Diễn đàn “Tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ, hỗ trợ Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp
Ngày đăng: 10/04/2025

Ngày 8/4/2025 tại thành phố Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI,  Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) đã phối hợp tổ chức diễn đàn “Tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ, hỗ trợ Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL.

Diễn đàn có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng hơn 200 đại biểu là nông dân sản xuất lúa đến từ Hợp tác xã các tỉnh tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại vùng ĐBSCL.

Doanh nghiệp, HTX chia sẻ sáng kiến xử lý rơm rạ tại Diễn đàn 'Tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ - Hỗ trợ Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp'. Ảnh: Kim Anh.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước với sản lượng lúa mỗi năm hơn 24 triệu tấn và tạo ra gần 24 triệu tấn rơm rạ mỗi năm. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ cần được khai thác đúng cách, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Theo ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long sau thu hoạch có khối lượng  khổng lồ, đây là "vàng" cho nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý rơm rạ và khai thác giá trị rơm còn gặp khó khăn. Trong tổng lượng rơm mỗi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 70% được đốt và vùi vào đất, 30% còn lại được thu gom, sử dụng trồng nấm, phủ gốc cây trồng, đệm lót vận chuyển trái cây, làm thức ăn gia súc... Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường trong khi vùi rơm rạ vào ruộng ngập nước làm tăng phát thải khí metan (CH4) và khí nhà kính khác.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% rơm rạ được thu gom ra khỏi đồng và xử lý chế biến tái sử dụng. Theo đó, nông nghiệp tuần hoàn phụ phẩm là một trong các tiêu chí quan trọng, tăng thu nhập, tăng bền vững và giảm phát thải.

Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế IRRI phân tích tiềm năng lợi nhuận cho 1 ha lúa từ rơm rạ, nếu nông dân trồng lúa 3 vụ/năm, năng suất có thể đạt 24 tấn, lợi nhuận ròng thu được khoảng 86 triệu đồng/ha/năm. bà con sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm để trồng lúa, mức lợi nhuận này có thể tăng lên 100 triệu đồng/ha/năm, tức tăng thêm khoảng 14 triệu đồng (nhờ giảm chi phí phân bón vô cơ, tăng năng suất lúa). Với 1 ha lúa, nông dân sẽ thu gom được 12 tấn rơm cuộn/năm, lợi nhuận từ dịch vụ cuộn rơm là 3 triệu đồng/ha/năm. Nếu sử dụng rơm để trồng nấm, 1 ha rơm sẽ thu được 1 tấn nấm/năm, lợi nhuận đạt được khoảng 6,5 triệu đồng/năm. Bã nấm sau đó được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ, nông dân có thể thu thêm lợi nhuận khoảng 9,5 triệu đồng/năm. Kết quả  toàn chuỗi giá trị từ trồng lúa đến phân bón hữu cơ và sử dụng phân bón hữu cơ, nông dân có thể đạt lợi nhuận 133 triệu đồng/ha/năm.

Như vậy, không đốt rơm không có nghĩa là thiệt hại, ngược lại vẫn có thể tạo ra nhiều dinh dưỡng cho đất đai, giảm phát thải khí nhà kính và tăng thêm thu nhập./.

Trí Tuệ - TTDVNN, QLKTCCTL, NSNT

Tin cùng danh mục

Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh tổ chức Đoàn tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp

Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh tổ chức Đoàn tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp

11:10 19/04/2025

Hội nghị sơ kết Mô hình “Thâm canh xoài theo VietGAP” thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương

Hội nghị sơ kết Mô hình “Thâm canh xoài theo VietGAP” thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương

11:10 19/04/2025

Nông dân Lai Vung tập trung chăm sóc vụ quýt Tết

Nông dân Lai Vung tập trung chăm sóc vụ quýt Tết

11:10 19/04/2025

Tập huấn Nông nghiệp tuần hoàn cho thành viên Hội quán và nông dân

Tập huấn Nông nghiệp tuần hoàn cho thành viên Hội quán và nông dân

11:10 19/04/2025

Hội thảo Dự án  “Xây dựng mô hình cá tra hai giai đoạn gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2024

Hội thảo Dự án  “Xây dựng mô hình cá tra hai giai đoạn gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2024

11:10 19/04/2025