Rà soát nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu vụ Đông xuân năm 2021-2022, số lượng sử dụng và giá cả hiện nay. Từ đó, đề xuất giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất trong bối cảnh sau dịch Covid.
Chiều 27/10/2021, Chi cục Thủy lợi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – ông Huỳnh Tất Đạt chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp và hợp tác xã về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường.
Theo Sở NN&PTNT, vụ đông xuân 2021-2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 190 ngàn ha lúa và trên 11,7 ngàn ha hoa màu các loại.
Về nhu cầu lúa giống cho vụ mùa mới là 37,7 ngàn tấn; 133 ngàn tấn phân bón và gần 2,1 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện giá vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón tăng mạnh khiến người nông dân, HTX gặp nhiều khó khăn.
.
Ông Huỳnh Tất Đạt phát biểu tại hội thảo
Nói về nguyên nhân tăng giá, nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá tăng là do nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, cùng với đó chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển tăng cao khiến giá vật tư nông nghiệp trong nước tăng cao.
Đề xuất giải pháp bình ổn giá trong điều kiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các HTX, địa phương kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá để người nông dân, HTX yên tâm sản xuất; có định hướng về mặt kỹ thuật để người dân sản xuất giảm giá thành. Bên cạnh đó, cần có sự kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm tránh tình trạng phân bón kém chất lượng tràng lan trên thị trường...
Bên cạnh đó, yêu cầu các địa phương, DN quan tâm phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển nông sản an toàn, nông sản hữu cơ gắn với chứng nhận mã số vùng trồng, truy suất nguồn gốc... nhằm hỗ trợ nông dân trong việc giảm giá thành sản xuất, nhất là trong điều kiện diễn biến phức tạp của tình hình Covid-19 hiện nay.
Đặc biệt, ông Huỳnh Tất Đạt đề nghị nông dân, HTX phải chủ động trong vấn đề sản xuất để giảm tối đa chi phí mùa vụ. Theo ông, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến khá phức tạp, việc thiếu nguyên liệu, chi phí vận tải tăng có thể sẽ còn diễn ra. Chính vì vậy, nông dân cũng không nên trông chờ mà phải tự đổi mới, chủ động hơn trong việc sản xuất của mình (giảm giống gieo sạ, áp dụng 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng...) để trước tiên là tự giảm chi phí sản xuất cho mình.
Bích Ngọc – TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Hỗ trợ vật tư mô hình “thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP”
Hỗ trợ vật tư mô hình “thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP”
09:53 21/11/2024Người dân bán lúa với giá cao nhất từ trước đến nay
Người dân bán lúa với giá cao nhất từ trước đến nay
09:53 21/11/2024Giống bông trang mới, giá cao nhưng vẫn cháy hàng
Giống bông trang mới, giá cao nhưng vẫn cháy hàng
09:53 21/11/2024Hội quán Doanh Tâm hỗ trợ quà cho người nghèo đón Tết
Hội quán Doanh Tâm hỗ trợ quà cho người nghèo đón Tết
09:53 21/11/2024Tin xem nhiều
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ...
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô ...
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu ...