Kỹ thuật chăm sóc và phong trừ sâu bệnh trên cây Thanh Long
Ngày đăng: 20/09/2019
Kỹ thuật chăm sóc và phong trừ sâu bệnh trên cây Thanh Long
Ngày 14 tháng 9 năm 2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lai Vung tổ chức buổi tọa đàm “Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây Thanh Long”.

Diễn giả trao đổi với nông dân trồng Thanh Long trên địa bàn

           Đến dự buổi tọa đàm có Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lai Vung. Cùng 50 nông dân trồng Thanh Long trên địa bàn huyện Lai Vung. Diễn giả của buổi tọa đàm là Th.S Nguyễn Văn Sơn – Phó Trưởng bộ môn Kỹ thuật canh tác, Th.S Nguyễn Thành Hiếu - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Viện Cây ăn quả Miền Nam.   

             Tại Việt Nam Thanh long là một trong 10 loại cây ăn quả đứng đầu danh mục trái cây xuất khẩu và sản lượng thanh long của nước ta lớn nhất trên thế giới. Ước tính diện tích trồng thanh long của Việt Nam khoảng trên 44.200ha, sản lượng 819 nghìn tấn. Có khoảng 80% sản lượng thanh long Việt Nam được xuất khẩu năm 2017 ước đạt trên 1 tỷ USD. Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan…

Lai Vung có 74 hecta diện tích trồng Thanh Long. Trong quá trình trồng và chăm sóc cũng gặp một số sâu bệnh hại nông dân khó xử lý. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần nắm rõ hơn kỹ thuật sản xuất VietGAP để dễ dàng liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Một số lưu ý trồng thanh long theo hướng VietGAP

- Không sử dụng phân chuồng tươi (không qua ủ và chưa hoai mục hoàn toàn) để bón trực tiếp cho thanh long.

- Nên bón phân chuồng trước mỗi vụ thuận và vụ nghịch, tránh sử dụng phân chuồng cho vườn thanh long khi cây đang mang trái, đặc biệt giai đoạn trái gần thu hoạch.

- Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần phải xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước.

- Thường xuyên cắt ngắn cành thanh long, đầu cành thanh long phải cách mặt đất ít nhất từ 30 - 40cm để hạn chế trái tiếp xúc mặt đất.

- Không được sử dụng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho thanh long. Tránh tưới trực tiếp lên trái nếu nguồn nước không đảm bảo.

- Trong vụ thuận, do cây ra hoa và trái liên tục, nên cần phải có thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày trước thu hoạch đối với việc bón phân hoá học cho từng đợt trái.

- Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào trái thanh long trong quá trình bón phân.

- Không quá lạm dụng sự dụng các chất điều hoà sinh trưởng (GA3) và phân bón lá, phải có thời gian cách ly tối thiểu, tức lần phun cuối cùng trước thu hoạch tối thiểu là 7 ngày.

Qua buổi tọa đàm nông dân cũng biết được rằng không những Việt Nam mình có rất nhiều nơi trồng Thanh Long đạt hiệu quả mà còn phải cạnh tranh với các nước khác như Trung Quốc…Chỉ có thay đổi tư duy trong sản xuất thì mới có thể cạnh tranh sản phẩm được.

Nguyễn Thị Yến
Nguồn: Trung tâm DVNN&NSNT Đồng Tháp

Tin cùng danh mục

Người bảo hành xoài

Vườn xoài của ông Nguyễn Phú Hiệp (ngụ xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thường xuyên có các kỹ sư, nhà khoa học, nhà vườn lui tới để trao đổi ...

05:25 22/11/2024

Trồng chanh tứ mùa cho thu nhập cao

Thời điểm này người trồng chanh ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đang rất phấn khởi vì năm nay chanh quả vừa được mùa vừa được giá. Với mức giá trung ...

05:25 22/11/2024

Nhiều hy vọng cho nông dân đầu nguồn trong mùa nước nổi

Hơn 2 tuần nay, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về mang theo phù sa và tôm cá cho các địa phương đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu của tỉnh An Giang, ...

05:25 22/11/2024