Đây là cách làm mới đang được nhiều hộ chăn nuôi ở huyện miền núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận áp dụng.
Gia đình anh Trần Trí Danh (xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn), một trong những hộ điển hình ở địa phương áp dụng quy trình nuôi bò vỗ béo theo hướng chuyên nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiện khu chuồng trại khép kín có diện tích hơn 700 mét vuông, 3 ha cỏ voi áp dụng hệ thống tưới tự động, đàn bò gồm: 40 con đực, 50 con bò cái thuộc các giống bò lai Sind, bò Pháp, bò vàng ta béo núc đang chờ xuất bán.
Anh Danh cho hay, những năm gần đây thời tiết khô hạn kéo dài khiến những đồng cỏ ở địa phương dần trơ trụi và ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác khiến việc chăn nuôi các loại gia súc như bò, dê, cừu gặp nhiều khó khăn.
Cuối năm 2017, anh quyết định đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng chuyển hướng nuôi bò theo phương thức vỗ béo rồi bán lại cho các thương lái.
Cách nuôi bò vỗ béo của anh Danh là tìm mua những con bê, bò gầy ốm rồi đưa về tẩy giun sán, tiêm phòng các loại vắc xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số loại bệnh khác.
Hàng ngày cho bò ăn cỏ tươi xay kết hợp thức ăn tinh như cám ngô, cám vỗ béo bò thịt, bổ sung vitamin, làm vệ sinh cho bò và dọn chuồng trại sạch sẽ.
Sau 3,4 tháng chăm sóc từ những con bò gầy trơ xương dần trở nên béo núc có thể xuất bán.
Vừa qua, anh Danh xuất bán 20 con bò với mức giá bình quân 45 triệu đồng/con, cho doanh thu khoảng 900 triệu đồng, sau khi trừ các khoảng chi phí đầu tư con giống, thức ăn, công thuê lao động chăm sóc, anh có lãi hơn 100 triệu đồng (mức lãi bình quân trên 5 triệu đồng mỗi con bò sau 3,4 tháng nuôi vỗ béo).
Nuôi bò vỗ béo theo phương thức nhốt hoàn toàn. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Với 90 con bò thịt đang vỗ béo, anh Danh dự kiến bán cả đàn, trừ tất cả chi phí còn lời gần 500 triệu đồng.
Anh Danh chia sẻ, mỗi năm có thể nuôi nhiều lứa, khâu chọn con giống rất quan trọng nên chọn giống bò lai, thường giống này con đực phát triển nhanh hơn con cái nên chọn con có thân hình cân đối, nhanh nhẹn, bò không được quá già vì bò già thì mức phát triển không cao.
Cách nuôi bò khá đơn giản chỉ “ăn cỏ, uống nước lã, ở nhà mát” nhưng phải đảm bảo khẩu phần ăn uống, chăm sóc tốt thì bò mới phát triển nhanh.
Theo các hộ nuôi bò tại địa phương, nuôi bò vỗ béo theo phương thức nuôi bán tự nhiên hoặc nhốt hoàn toàn, người nuôi cần chủ động diện tích cỏ trồng; đồng thời tận dụng thêm phụ phẩm ngành nông nghiệp để bổ sung thức ăn cho đàn bò.
Nếu chăm sóc tốt, mức tăng trọng bình quân đạt trên 857 gram/con/ngày, trọng lượng cao, bò mướt, đẹp, dễ bán.
Đây là mô hình đang mang lại nguồn thu khá cho nông dân nên cần được hỗ trợ để phát triển.
Ông Dương Đăng Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn cho biết, trong điều kiện khu vực chăn thả ngày càng hạn hẹp, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến phức tạp thì mô hình nuôi bò vỗ béo là hướng phát triển kinh tế rất phù hợp với điều kiện địa phương.
Cỏ voi làm thức ăn chính nuôi bò vỗ béo. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Nuôi bò vỗ béo có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian nuôi, không mất công chăn thả, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Thời gian tới, huyện Ninh Sơn xác định chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế là mũi nhọn của địa phương nên sẽ tích cực vận động, tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân mạnh dạn áp dụng, nhân rộng các mô hình nuôi bò vỗ béo, dê vỗ béo, cừu vỗ béo để tăng năng suất, nâng cao chất lượng gia súc thương phẩm, phát triển kinh tế từ hoạt động chăn nuôi./.
Theo TTXVN online
Tin cùng danh mục
Thiếu quyết liệt trong phòng chống, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp
Hiện dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do một số địa phương chủ quan, lơ là, thiếu các biện pháp quyết liệt trong công ...
11:19 22/11/2024Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát thị trường, kết nối tiêu thụ nông sản
..........................
11:19 22/11/2024Nâng cao kiến thức, tư duy làm kinh tế nông nghiệp cho nông dân
.............................
11:19 22/11/2024Tin xem nhiều
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ...
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô ...
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu ...