Xây dựng thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm
Ngày đăng: 09/07/2019

Những kết quả bước đầu

Ông Lưu Văn Tín - Giám đốc HTX Quýt hồng Lai Vung cho biết: “Trước đây, nông dân trồng cây có múi tại huyện Lai Vung chủ yếu canh tác theo phương thức cũ. Đó là cứ bón phân, thuốc hóa học mà không cần chọn đúng lúc hay đúng thời điểm. Cách làm này vô tình khiến cho đất bị tổn thương sau thời gian dài lạm dụng phân, thuốc hóa học”. Thời gian qua, đa phần nông dân thieu hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong canh tác nên năng suất và chất lượng sản phẩm cây có múi chưa đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, giá cả đầu ra cây có múi không ổn định nên đời sống kinh tế của bà con nông dân gặp khá nhiều khó khăn.

Khi được ngành chức năng vận động chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập của nông hộ vào năm 2010, nhiều bà con trong khu vực xã Long Hậu đã liên kết thành lập Tổ hợp tác (THT) sản xuất quýt hồng Lai Vung với 14 thành viên, canh tác khoảng 7ha. Khi mới thành lập, các thành viên THT tích cực học hỏi, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất mới... Cuối năm 2012, THT được các ngành chức năng huyện Lai Vung hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất.

Đến năm 2014, HTX Quýt hồng Lai Vung được thành lập gắn với vùng chuyên canh, xây dựng thương hiệu nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Hơn 5 năm đi vào hoạt động, HTX nhận được nhiều sự hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật từ các viện, trường và các ngành chức năng của tỉnh, huyện. Trong các loại cây có múi, HTX quyết định chọn cây quýt hồng chủ lực. Vì đây là sản phẩm đặc trưng của huyện có tiềm năng phát triển. Sau khi nghiên cứu về những hạn chế cũng như ưu điểm của cây quýt hồng, HTX chủ động từ việc thiết kế vườn hợp lý, trồng giống sạch bệnh, chăm sóc chu đáo.

Xác định chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại nên Ban Giám đốc HTX thường xuyên vận động xã viên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây có múi do địa phương và tỉnh tổ chức. Trên cơ sở đó, HTX định hướng xã viên áp dụng tốt phương pháp sản xuất mới như: sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Ngoài ra, HTX cũng gắn kết với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện và các chuyên gia để thường xuyên cập nhật phương pháp phòng trừ bệnh; học cách sử dụng phân hữu cơ, xử lý ra hoa, đậu trái...

Theo ông Lưu Văn Tín - Giám đốc HTX Quýt hồng Lai Vung, từ năm 2012, HTX (khi đó là THT) đã ứng dụng tiến bộ khoa học của chương trình sản xuất theo hướng VietGAP. Trong quá trình sản xuất, HTX luôn định hướng cho các thành viên sử dụng phân hữu cơ. Cách làm này sẽ đảm bảo tốt cho sự phát triển cây trồng và hướng các thành viên sử dụng phân hóa học gốc sinh học nhưng theo tiêu chí “đúng thuốc, đúng bệnh, đúng thời điểm”. Điều này có thể rút ngắn được số lần phun và giảm chi phí đầu tư. Trong quá trình canh tác, do đất lâu nam nên HTX chú trọng hướng dẫn thành viên sử dụng phân bón hợp lý kết hợp sử dụng phân hữu cơ và bổ sung vi sinh cần thiết. Đồng thời áp dụng nhật ký ghi chép, sổ sách đầy đủ, nhất là chi phí đầu tư, thời gian phun xịt, bón phân, thuốc đã sử dụng, mua từ đại lý nào, thời điểm phun xịt đến khi thu hoạch...

Theo nhiều xã viên HTX, để quýt hồng có năng suất cao, tất cả thành viên phải hiểu rõ điều kiện thổ nhưỡng phù hợp và ứng dụng ky thuật canh tác mới đúng yêu cầu để giảm thiểu dư lượng thuốc... nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Tham gia HTX từ những ngày đầu, ông Nguyễn Phú Hữu - thành viên HTX Quýt hồng Lai Vung sở hưu hơn 1ha diện tích canh tác quýt hồng, mỗi năm khu vườn này mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng. Ông Hữu cho biết, mặc dù hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi gây ảnh hưởng đến quýt hong nhưng diện tích vườn quýt hồng nhà ông chỉ bị nhiễm số lượng rất ít. Do từ lâu, ông luôn chú trọng sản xuất quýt hồng an toàn theo mô hình VietGAP. Trong đó phải chú trọng các khâu: sử dụng phân vi sinh, điều kiện bảo quản, ghi chép sổ nhật ký sản xuất, tận dụng phân hữu cơ có nguồn gốc vi sinh thay cho phân hóa học, thời gian cách ly với thuốc trước khi thu hoạch... Vì vậy, vào mỗi dịp Tết, quýt hồng luôn được khách hàng tin dùng, thương lái vào tận vườn thu mua.

Góp phần xây dựng thương hiệu cho HTX

Từ sự hỗ trợ của địa phương, nông dân trong HTX Quýt hồng Lai Vung luôn nâng cao ý thức và trách nhiệm trong quy trình sản xuất, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất, VietGAP... góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng cây trồng trên thị trường. Theo ước tính, mỗi xã viên tại HTX thu lợi nhuận trung bình khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm.

Dù hiệu quả hoạt động của HTX Quýt hồng Lai Vung mang lại thu nhập khá cho các xã viên, song đến nay hoạt động sản xuất và kinh doanh của HTX vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Cụ thể như, khi sản xuất theo quy trình VietGAP, đòi hỏi nông dân trong HTX đầu tư chi phí mua phân sinh học với giá cao, tốn nhiều công chăm sóc, ràng buộc và tuân thủ theo nhiều quy tắc... Do đó, chi phí sản xuất cao hơn so quy trình sản xuất sử dụng phân hóa học. Nhưng thực tế, giá bán quýt an toàn không cao hơn so với quýt thông thường. Hiện tại, sản phẩm quýt hồng sản xuất theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng an toàn, nhưng chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, nông dân chủ yếu bán cho thương lái và họ quyết định giá nên nông dân thu lợi nhuận còn thấp hơn so với thực tế.

Để hỗ trợ cho nông dân sản xuất bền vững, thời gian qua, Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các THT, HTX trên địa bàn huyện tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cho nông dân về cơ chế bảo quản, đóng gói, kết nối thị trường. Ngoài ra, địa phương còn tạo điều kiện cho HTX tham gia quảng bá tại các chương trình hội chợ... Song song đó, địa phương còn xây dựng chính sách hỗ trợ, tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình sản xuất an toàn đạt hiệu quả cao tại Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác.

Theo ông Huỳnh Văn Tồn - Phó Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung: “Để HTX nâng cao chất lượng và giá trị nông sản trên thị trường, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ HTX Quýt hồng Lai Vung và các THT, HTX khác trên địa bàn huyện xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ nông sản... Điều này sẽ góp phần tìm đầu ra ổn định cho cây có múi, giúp nông dân yên tâm sản xuất, góp phần phát huy thế mạnh, mở ra triển vọng để các mô hình liên kết hoạt động bền vững hơn.

                                                                                                                                                            Theo baodongthap online

Tin cùng danh mục

Làng hoa Sa Đéc luôn... mới

................................................................................

12:31 04/12/2024

Nhà vườn làm du lịch

................

12:31 04/12/2024

Anh giám đốc đam mê sản xuất thực phẩm sạch

ĐTO - Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá hữu cơ (Aquaponics) của anh Nguyễn Tiến Thành (SN 1979) - Giám đốc Công ty ...

12:31 04/12/2024