Mục đích chính xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “Gạo sạch Cao Lãnh”, góp phần làm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “Gạo sạch Cao Lãnh” phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương và góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Với pháp nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh sẽ xem xét, đánh giá và cấp quyền sử dụng NHCN cho các tổ chức/cá nhân có nhu cầu trên cơ sở xây dựng và vận hành mô hình quản lý NHCN và áp dụng thí điểm tại Hợp tác xã Tôm Nhị Mỹ và các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Sau đó nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện gồm các nội dung:
Để xem xét, quyết định cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh thuê khoán các cơ quan chuyên môn tiến hành đánh giá các tiêu chí chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap được công ty NHO NHO chứng nhận với quy mô 58 hộ, 81,58 ha và lúa chất lượng cao 18.200 ha làm căn cứ để Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải gửi đơn đến phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh đề nghị cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (theo mẫu của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh).
Toàn cảnh lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Tôm càng xanh xã Nhị Mỹ” và “Gạo sạch Cao Lãnh”
Việc thực hiện xây dựng nhãn hiệu “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh” góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ uy tín sản phẩm đặc sản của huyện trên thị trường trong và ngoài nước, giúp người dân tăng thêm thu nhập, xây dựng vùng sản xuất bền vững cũng như phát triển một ngành hàng có tiềm năng của địa phương và là một trong năm mặt hàng chủ lực của huyện trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện.
Các hộ nuôi trên địa bàn huyện có trình độ thâm canh rất cao, là địa phương đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăm sóc lúa và tôm, đặc biệt là sản xuất theo hướng an toàn ViệtGap nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, luân phiên các tháng trong năm.
Với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận sẽ giúp các hộ nuôi tôm và trồng lúa yên tâm sản xuất hơn về sản phẩm làm ra được bảo hộ thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như chống lại các hành vi sử dụng thương hiệu gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín vốn có của sản phẩm, mặt khác là bảo vệ quyền lợi của người sản xuất.
Các quy trình quản lý, kiểm soát việc sử dụng NHCN, hệ thống tem, nhãn .... đã được xây dựng nhằm bảo đảm sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn đã được công nhận trong danh bạ.
Đang chuẩn bị thiết kế và in ấn thử nghiệm hệ thống logo, tem, bao bì, nhãn sản phẩm và các hệ thống quảng bá sản phẩm để cung cấp cho sản xuất được triển khai.
Tổ chức thí điểm một số nội dung quản lý và phát triển NHCN cho sản phẩm “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh” theo quy định. Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đã tạo được sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm cá “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh”.
Tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế sau:
Các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ và phân tán, quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình nên kỹ thuật nuôi cũng khác nhau về thời gian thu hoạch sản phẩm… nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, sản lượng cung ứng chất lượng thấp, giá cả không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.
Năng suất và sản lượng tôm, lúa phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống, chưa chủ động được trong việc ký hợp đồng tiêu thụ. Đồng thời chưa nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất hàng hóa, xu thế tất yếu phải liên kết sản xuất và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường.
Sản phẩm cá Tôm càng xanh Nhị Mỹ không đồng đều, tỉ lệ bệnh hao hụt đầu con cao và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, do quá trình thu hoạch Tôm bị xây sát nhiều nên tỉ lệ hao hụt cao. Hiện nay, công nghệ sau thu hoạch và chế biến trên địa bàn huyện chưa có như: nhà kho, vận chuyển, quá trình thu hoạch cấp đông, làm lạnh, kho chứa lúa… nên việc bảo quản “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh” sau thu hoạch còn thấp. Các hộ nuôi tôm và lúa chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc.
Việc ghi chép theo dõi của các hộ chưa đồng đều. Chưa tổ chức cho các xã/thị trấn còn lại tham quan, học tập tại các đơn vị đã đăng ký tham gia sử dụng NHCN “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh”. Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát bên ngoài và hệ thống tự kiểm soát đối với chất lượng sản phẩm mang NHCN.
Đối với các hộ nuôi trong vùng quy hoạch tôm và lúa huyện Cao Lãnh, nhất là các xã nằm trong phạm vi được bảo hộ NHCN cần xây dựng và thực hiện tốt quy trình kỹ thuật nuôi tôm và trồng lúa theo hướng GAP, chế biến và bảo quản sản phẩm “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh” để không ngừng nâng cao chất lượng và ổn định sản lượng. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch quảng bá và tìm đầu ra cho sản phẩm “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh”, ổn định diện tích tôm và lúa sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc xuất khẩu, chế biến sản phẩm “Tôm càng xanh Nhị Mỹ” và “gạo sạch Cao Lãnh” có nguồn gốc của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Nguyễn Thị Yến – TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Phát triển nông nghiệp 4.0: Lựa chọn công nghệ cho phù hợp
Với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai và thực trạng phân bố diện tích đất nông nghiệp, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ rất thuận lợi ...
02:55 23/11/2024Phát triển nhiều giống nho chất lượng cao tại Ninh Thuận
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh với các loại nho nhập khẩu, nhiều hộ trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh trồng ...
02:55 23/11/2024Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng
Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) ...
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid -19"
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt ...