Từ nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu và kinh phí ngân sách tỉnh bố trí dự toán năm 2025 để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 366/QĐ- UBND-HC ngày 11 tháng 4 năm 2025 của UBND Tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Môi trường (Trung tâm) phối hợp với Phòng nông nghiệp và Môi trường các huyện Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh thực hiện 5 lớp đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái .... theo các tiêu chuẩn an toàn. Trong đó, huyện Thanh Bình 02 lớp, Tháp Mười 02 lớp, Cao Lãnh 01 lớp.
Mục tiêu hình thành vùng sản xuất nguyên liệu cây ăn trái quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX/THT/Hội quán nông nghiệp trong chuỗi giá trị cây ăn quả; Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh cây ăn trái,... theo các tiêu chuẩn an toàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ nội địa và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.
Nội dung của lớp đào tạo, tập huấn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, giới thiệu nội dung, mục tiêu của việc thực hiện dự án về sản xuất cây ăn trái,.... theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP và theo hướng hữu cơ; Giới thiệu nội dung, mục tiêu của việc thực hiện Dự án về sản xuất cây ăn trái,... theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP và theo hướng hữu cơ; Kỹ thuật sản xuất cây ăn trái an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng hữu cơ; kỹ thuật thu hái, sơ chế trái cây; những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV...; Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ truyền thống từ phụ phẩm nông nghiệp (rơm, mụn dừa, phân bò,...)
Lớp đào tạo, tập huấn tại huyện Cao Lãnh và huyện Thanh Bình
Tính đến thời điểm này đã tập huấn được 3/5 lớp, tại Thanh Bình (02 lớp) huyện Cao Lãnh (01 lớp). Trong thời gian tới tiếp tục triển khai các lớp đào tạo, tập huấn còn lại.
Thông qua lớp tập huấn sẽ giúp học viên nâng cao kiến thức về kỹ thuật thâm canh cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng hữu cơ; Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ truyền thống,...áp dụng vào thực tế và hướng dẫn người khác làm theo để góp phần nâng cao hiệu quả và thu nhập cho gia đình./.
Ngọc Thúy – DVNNMT
Tin cùng danh mục
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
06:42 29/05/2025Tọa đàm triển khai thực hiện Đề án 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa
Tọa đàm triển khai thực hiện Đề án 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa
06:42 29/05/2025Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
06:42 29/05/2025Xây dựng, quản trị và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm OCOP
Xây dựng, quản trị và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm OCOP
06:42 29/05/2025Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
Đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái, …. theo các tiêu chuẩn an toàn
Đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái, …. theo các tiêu chuẩn an toàn