Gần 19 nghìn hộ nông dân ở Bình Định thành lập doanh nghiệp và tham gia kinh tế tập thể
Ngày đăng: 25/09/2019

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết: Chỉ trong hai năm (2017 - 2018), tỉnh Bình Định có đến gần 19 nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành lập doanh nghiệp và tham gia phát triển kinh tế tập thể; cùng với đó là hơn 136 nghìn lượt hộ nông dân đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Ngoài việc phát triển sản xuất, tạo thu nhập cao cho gia đình, các hộ này còn tạo việc làm mới và giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
 
Kết quả thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bình Đình đã góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, lao động, cơ cấu ngành nghề ở nông thôn; đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống hội viên, nông dân; củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
 
Trong số gần 19 nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành lập mới doanh nghiệp và tham gia phát triển kinh tế tập thể có 109 hộ thành lập doanh nghiệp, hơn 6 nghìn hộ trong tỉnh liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo thêm việc làm cho hơn 253 nghìn lao động tại chỗ và giúp đỡ gần 2.200 hộ nông dân khác thoát nghèo...
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu đã yêu cầu các ngành, các cấp và Hội Nông dân tỉnh cần tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống; tổ chức sản xuất theo hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp an toàn sang nền nông nghiệp thông minh.  
 
"Các cấp, các ngành và Hội nông dân tỉnh cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, coi trọng đảm bảo chất lượng, giá trị sản phẩm; nhân rộng các điển hình, mô hình và cách làm hay, chú trọng công tác tuyên truyền gương sản xuất giỏi. Các cấp hội cần vận động các hộ dân liên kết hình thành chuỗi hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Những điển hình được biểu dương tiếp tục phát huy vai trò, cống hiến sức lực, trí tuệ, có cách làm mới, sáng tạo hơn, truyền cảm hứng và giúp đỡ nông dân trong cộng đồng phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu cho biết./.

                                                                                                                                                                            Theo TTXVN online

Tin cùng danh mục

Phát triển kinh tế từ trồng nấm an toàn tại Bắc Kạn

Mô hình trồng nấm an toàn tại Hợp tác xã Hợp Giang (Bắc Kạn) đang tạo việc làm cho khoảng 15 lao động, có thu nhập ổn định từ 4 - 7 triệu đồng/tháng/người.

07:02 25/11/2024

Nhiều hộ chuyển đổi chăn nuôi trong “bão” dịch tả lợn Châu Phi

Từ khi xuất hiện, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Nhiều nơi, nông dân bắt đầu xử lý chuồng trại, tổ chức ...

07:02 25/11/2024

Lâm Đồng phát triển 300ha vùng trồng cà phê công nghệ cao

Việc phát triển và hình thành vùng sản xuất cây cà phê ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân nắm vững về khoa học kỹ thuật, có kỹ năng tốt hơn trong phát ...

07:02 25/11/2024

Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược - Bài cuối: Áp dụng nhiều giải pháp

Càng vươn ra thị trường thế giới, hợp tác thương mại với nhiều quốc gia khác, ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt càng đòi hỏi một chiến lược phát ...

07:02 25/11/2024

Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược - Bài 1: Đa dạng trái cây xuất khẩu

Với mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm 2019, ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã đặt ra nhiều nhiệm vụ như: xây dựng vùng nguyên ...

07:02 25/11/2024