Giá dứa Đồng Tháp Mười tăng kỷ lục
Ngày đăng: 12/08/2019

Nông dân Lê Văn Bé Hai, canh tác 2 ha dứa chuyên canh tại xã Thạnh Mỹ (Tân Phước) cho biết, trong những ngày qua, thương lái thu mua dứa thương phẩm giá khoảng 9.000 đồng/kg loại tốt, tăng gấp đôi so với đầu năm 2019 và là mức tăng cao kỷ lục từ trước đến nay tại địa phương. Với giá này, bà con lãi ròng khoảng 5.000 đồng/kg.

Trung bình, năng suất dứa trong vùng đạt bình quân 20 tấn/ ha, nếu thu hoạch đúng thời điểm có giá cao, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi 100 triệu đồng ha nên ai cũng phấn khởi.

Anh Ba Hải, canh tác 3 ha dứa chuyên canh ven bờ kênh Tràm Mù (xã Thạnh Mỹ) hết sức phấn khởi bởi trong những ngày tới dự kiến thu hoạch sản lượng trên 70 tấn quả.

Với giá 9.000 đồng/kg, anh lãi ròng không dưới 350 triệu đồng, một nguồn thu rất lớn đối với nông dân mới vào khai hoang lập nghiệp như anh ở xã Thạnh Mỹ.

Cây dứa là cây trồng chủ lực, phù hợp với đặc thù thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười, có giá trị kinh tế cao, là nguồn nông sản quan trọng tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, nhằm phát huy tiềm năng cây trồng chủ lực, giúp nông dân mới vào khai hoang lập nghiệp sớm ổn định sản xuất và đời sống, địa phương tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh, thường xuyên mở các lớp tuyên truyền khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh gây hại, hướng dẫn kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ, xây dựng và nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả trong bà con…

Nhờ vậy, đến nay địa phương đã mở rộng diện tích dứa lên trên 15.200 ha; trong đó hiện có khoảng 9.500 ha đang cho thu hoạch.

Các xã có vùng trồng dứa chuyên canh tập trung lớn gồm: Hưng Thạnh gần 2.500 ha, Tân Hòa Đông trên 2.000 ha, Thạnh Mỹ gần 2.000 ha,…

Từ đầu năm đến nay, toàn vùng đã thu hoạch đạt sản lượng dứa thương phẩm gần 200.000 tấn quả cung ứng thị trường.

Theo nông dân vùng chuyên canh đánh giá, giá dứa trong những ngày qua tăng mạnh do nguồn cung đã cạn trong khi nhu cầu thị trường còn lớn.

Giá dứa tăng là động lực để bà con tiếp tục đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Người dân cần cải tạo, trồng mới thay thế, trẻ hóa diện tích dứa đã bị già cỗi, hiệu quả kinh tế kém kết hợp với áp dụng các biện pháp chăm sóc, xử lý cho cây ra trái rải vụ để bán được giá cao, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống trên địa bàn Đồng Tháp  Mười còn nhiều khó khăn./.

                                                                                                                                                                        Theo TTXVN online

Tin cùng danh mục

Thu nhập cao từ đi câu rắn mối ở miền Tây

Thu nhập cao từ đi câu rắn mối ở miền Tây

08:18 22/11/2024

Cận cảnh con gà "quý tộc" có đuôi dài hơn 2m ở Tây Ninh

Cận cảnh con gà "quý tộc" có đuôi dài hơn 2m ở Tây Ninh

08:18 22/11/2024

Trồng táo an toàn trong nhà lưới

Nhằm ngăn chặn côn trùng gây hại, đặc biệt tình trạng ruồi vàng xâm nhập đục quả, nhiều nông hộ ở Ninh Thuận đang đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật bao lưới vườn ...

08:18 22/11/2024

EVFTA: Tạo uy tín cho hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam

EVFTA chỉ mới là cánh cửa cho sản phẩm rau củ quả nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung; còn muốn chinh phục thị trường EU, nông dân, doanh nghiệp Việt ...

08:18 22/11/2024

Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng

Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) mới hình thành phát triển trong thời gian gần đây nhưng bước đầu đã góp phần ...

08:18 22/11/2024