Hội thảo mô hình sản xuất lúa theo Tiêu chuẩn SRP
Ngày đăng: 18/03/2022

Ngày 18 tháng 3 năm 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất lúa theo Tiêu chuẩn SRP vụ Đông Xuân 2021-2022 để đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong công tác triển khai thực hiện mô hình và rút ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình tại Thuận Tâm Hội quán, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Tham dự buổi hội thảo tổng kết có sự tham dự đại diện các đơn vị ngành Nông nghiệp tỉnh, huyện; Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm DVNN huyện Tháp Mười, UBND xã Mỹ Đông, Nông dân trong và ngoài mô hình tại HTX DVNN Mỹ Đông 2, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười; Công ty Rynan Smart Fertilizers cùng tham dự:

Đại biểu tham quan mô hình

Tổng chi: 25,9 triệu đồng/ha cao hơn 2,3 đồng/ha triệu so với ruộng ngoài mô hình (do sạ hàng giảm chi phí tiền công cấy máy và sản xuất giống); Năng suất đạt 6,445 tấn/ha cao hơn gần 0,5 tấn/ha. Với giá lúa bao tiêu làm giống 6.700 đồng/kg (cao hơn 900 đồng so với lúa thương phẩm 5.800 đồng/kg) Lợi nhuận đạt 17,2 triệu đồng/ha cao hơn 6,3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Tất cả sản phẩm lúa giống được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Gạo Việt Nam thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với diện tích 150 ha với sản lượng hơn 960 tấn.

Thực hiện mô hình tạo điều kiện cho nông dân nắm được Tiêu chuẩn SRP, nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý đồng ruộng và áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật tiên tiến như: Bón phân cân đối, phun thuốc theo 4 đúng, bảo tồn nguồn thiên địch,… nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm dư lượng thuốc BVTV trong nông sản, an toàn sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng.

Qua thực hiện mô hình đã giúp nông dân hiểu về 41 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn bền vững SRP. Nông dân áp dụng cơ giới hóa toàn diện trong sản xuất, kết hợp quy trình 1P5G là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn khan hiếm lao động hiện nay; góp phần hạn chế được đổ ngã trong điều kiện thời tiết bất lợi, hạn chế được sự thất thoát phân bón, sâu bệnh, giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng và tăng lợi nhuận cho bà con nông dân trên cùng đơn vị diện tích.

Tuy nhiên, một vài tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn SRP không phù hợp với thực tế canh tác lúa tại Việt Nam như thói quen khui nước sớm sau khi phun thuốc BVTV (2-3 ngày) của nông dân chưa đảm bảo được tiêu chí chậm khui nước ít nhất 14 ngày đối với thuốc BVTV.

Trí Tuệ - TTDVNN&NSNT

Tin cùng danh mục

Hội thảo mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Hội thảo mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

07:46 29/03/2024

Tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật “Mô hình trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và phát triển sản xuất OCOP trên địa bàn huyện Tháp Mười”

Tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật “Mô hình trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và phát triển sản xuất OCOP trên địa bàn huyện Tháp Mười”

07:46 29/03/2024

Thăm quan mô hình chăn nuôi dê

Tham quan mô hình chăn nuôi dê

07:46 29/03/2024

Hội thảo mô hình Hoàn thiện và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu sản phẩm

Hội thảo mô hình Hoàn thiện và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến xây dựng ...

07:46 29/03/2024

Hội nghị triển khai Mô hình trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười

Hội nghị triển khai Mô hình trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười

07:46 29/03/2024