Hướng dẫn bổ sung cách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày đăng: 25/07/2019

Theo đó, các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi cần tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện. 

Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi thì được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện. Trường hợp có nhu cầu để nuôi thì được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương. 

Đối với trang trại chăn nuôi có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện. Trường hợp có nhu cầu để nuôi thì được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi đại bàn cấp huyện để nuôi dưới sự giám sát của thú y địa phương. 

Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh thì được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh. Trường hợp có nhu cầu để nuôi thì được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi cấp tỉnh để nuôi dưới sự giám sát của thú y địa phương. 

Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch, cơ quan thú y không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hướng dẫn việc kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển. Theo đó, được vận chuyển lợn (để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm, để giết mổ) có kết quả âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển. Thời gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá 12 giờ thì lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo không lây lan dịch bệnh. 

Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 62/63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con./. 

                                                                                                                                                                         Theo TTXVN online

Tin cùng danh mục

Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2: Tháo gỡ những rào cản

Mặc dù nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện tốt các liên kết chuỗi giá trị để phát triển nhưng trên thực tế vẫn còn những khó khăn mà ...

04:35 31/10/2024

Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 1: Sáng tạo trong từng sản phẩm

Ngành nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 34% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.

04:35 31/10/2024

Xuất khẩu cá tra: bước qua khó khăn, nắm bắt cơ hội mới

Trong vài tuần qua, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng Tháp và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gần như bị rớt chạm đáy, chỉ dao động từ 19 ngàn ...

04:35 31/10/2024

Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tiêu thụ

Mặc dù còn gặp khó khăn nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, người dân, 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế - xã hội huyện Lai Vung có ...

04:35 31/10/2024

Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ viễn thám vào sản xuất lúa

Với công nghệ này, các cơ quan trong ngành nông nghiệp có thể tiếp cận số liệu chính xác, khách quan và kịp thời để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản ...

04:35 31/10/2024