Cơ sở cá khô Tiến Phương đã thành công với nhãn hiệu khô cá lóc Hồng Ngự đạt tiêu chuẩn ATTP. Sản phẩm của anh Phương vươn ra thị trường các tỉnh lân cận, các thành phố lớn, siêu thị uy tín trên toàn quốc và xuất sang thị trường Campuchia...
Mấy năm qua người dân ở Đồng Tháp ồ ạt đào ao nuôi cá lóc dẫn đến rớt giá thê thảm, nhiều hộ lỗ nặng, treo ao. Thời điểm đó, anh Nguyễn Tiến Phương ở ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự đã mạnh dạn bỏ hàng trăm triệu đồng để đầu tư cơ sở sản xuất khô cá lóc có lãi khá.
|
Anh Nguyễn Tiến Phương chuẩn bị đưa cá vào sấy khô |
Anh Phương cho biết, các xã cù lao của huyện Hồng Ngự có truyền thống nuôi thủy sản và là trung tâm cung ứng cá cho thị trường ĐBSCL. Nhận thấy được tiềm năng sẵn có, anh đã tận dụng lợi thế đó để làm nền tảng khởi nghiệp làm khô cá lóc.
Năm 2016, anh đầu tư cơ sở SX cá khô Tiến Phương. Đến nay, sản phẩm đã có mặt khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. Năm 2018, cơ sở được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực ĐBSCL .
Trên địa bàn huyện Hồng Ngự có rất nhiều nơi tự phát làm cá khô nhưng chưa chú trọng trang bị các thiết bị cần thiết cho SX và bảo quản sản phẩm. Đồng thời cũng chưa có cơ sở nào đăng ký thương hiệu cá khô. Vì vậy, việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để SX khô cá của anh Phương là cần thiết, nhằm hạn chế nhiễm nấm, khuẩn, bụi, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Anh Phương phấn khởi nói: "Tôi đã đầu tư máy sấy khô, máy hút chân không, công suất khoảng 100 kg khô/ngày. Sự tin dùng của khách hàng là tiền đề để tôi phát triển sản phẩm đặc trưng của Hồng Ngự. Sản phẩm khô cá lóc đã qua chế biến sẽ làm tăng giá trị thêm nhiều lần so với cá lóc thương phẩm. Khi tiến hành xây dựng dự án tôi đã liên kết với người nuôi, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, giá bán luôn cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại ở bên ngoài".
Ở địa phương nhiều người gọi anh là “Phương liều”. Bởi năm 2015, giá cá lóc thương phẩm thấp kỷ lục, nhiều hộ phá sản, treo ao, anh Phương liều mình bỏ tiền đầu tư chế biến khô cá khép kín. Anh nuôi ba ao cá lóc để làm nguồn nguyên liệu SX khô cá.
Cơ sở cá khô Tiến Phương đã thành công với nhãn hiệu khô cá lóc Hồng Ngự đạt tiêu chuẩn ATTP. Sản phẩm của anh Phương vươn ra thị trường các tỉnh lân cận, các thành phố lớn, siêu thị uy tín trên toàn quốc và xuất sang thị trường Campuchia, mỗi tháng đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng.
Ông Huỳnh Công Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự cho biết: “Cơ sở cá khô Tiến Phương năng nổ hoạt động kinh doanh, đầu tư máy móc SX mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời xây dựng thương hiệu và hình ảnh của địa phương. Ngoài ra, cơ sở còn tạo việc làm cho người lao động...”. Thông qua các hội chợ, triển lãm, sản phẩm khô cá của anh Phương được nhiều khách hàng biết đến, sử dụng và khen ngon. Càng phấn khởi hơn, anh Phương giúp người nông dân tiêu thụ cá lóc thương phẩm, giảm bớt gánh nặng được mùa mất giá.
Theo nongnghiep online
Tin cùng danh mục
Huyện Cao Lãnh có thêm điểm tham quan vườn ăn trái
Huyện Cao Lãnh có thêm điểm tham quan vườn ăn trái
12:36 04/12/2024Mô hình liên kết tiêu thụ chiếm vị thế trong sản xuất nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình liên kết chuỗi đang dần chứng tỏ được vị thế trong nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. So với những ...
12:36 04/12/2024Dịch tả heo Châu Phi lây lan ra 9 địa phương
Dịch tả heo Châu Phi lây lan ra 9 địa phương
12:36 04/12/2024Tọa đàm giải pháp khắc phục bệnh vàng lá thối rễ, héo xanh trên cây có múi
Ngày 28 tháng 02 năm 2019 tại xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp phối hợp với Hội làm vườn Tỉnh tổ chức Tọa đàm “Giải pháp ...
12:36 04/12/2024Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng
Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) ...
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid -19"
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt ...