Theo Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp, đến cuối tháng 8/2019, các địa phương phía Nam sông Tiền đã thành lập thêm được 31 HQ và 7 hợp tác xã trên nền tảng HQ với hơn 1.500 thành viên, hội viên. Trong đó, có 4 HQ chuyên về trồng cây có múi; 18 HQ tham gia lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, rau, màu, làm vườn; 1 HQ kinh doanh buôn bán; 1 HQ kinh doanh nhà trọ; 4 HQ trồng hoa kiểng; 1 HQ chuyên sản xuất bột và các sản phẩm làm từ bột; 2 HQ tham gia hoạt động trên lĩnh vực du lịch Homestay...
Qua kết quả điều tra xã hội học của Ban Dân vận Tỉnh ủy cho thấy, sự ra đời của HQ là do nhu cầu của người dân. Theo đó, có 90% người dân đánh giá tham gia sản xuất, kinh doanh trong mô hình “HQ” hiệu quả hơn bên ngoài HQ. Bên cạnh đó, người dân cũng cho rằng việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người dân có tham gia HQ tốt hơn so với không tham gia HQ. Người dân hiểu rằng khi liên kết chi phí sản xuất sẽ giảm; điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tốt hơn; sản phẩm làm ra sẽ đồng đều về kỹ thuật và chất lượng. Từ đó, 92,5% người dân được hỏi rất muốn tham gia HQ.
Ngoài ra, việc xây dựng quy chế sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần đã đi vào chiều sâu. Trong buổi sinh hoạt có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành có liên quan tham dự; không gian sinh hoạt đa dạng; thời gian sinh hoạt rất linh hoạt, tùy theo điều kiện, các thành viên tự thỏa thuận, không ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Nội dung, hình thức sinh hoạt gắn với nhu cầu của người dân, tạo sự đồng thuận cao, góp phần giúp cho HQ không ngừng phát triển về số lượng.
Các HQ còn góp phần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất, chú trọng tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất theo nhu cầu của thị trường; thay đổi dần quy trình sản xuất, gia tăng giá trị từng mặt hàng, ngành hàng. Đồng thời hướng vào các chương trình trọng tâm của tỉnh như: phát triển du lịch, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...
Một trong những điểm nổi bật của mô hình HQ là từng bước chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”; giảm chi phí đến mức thấp nhất bán thô sản phẩm và nâng cao công nghệ chế biến nông sản; bước đầu đã ký kết với một số công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm và thông qua việc ký kết đã nâng cao ý thức cho thành viên trong sản xuất phải bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc tham gia HQ còn giúp người nông dân có đủ khả năng tiếp cận, áp dụng và làm chủ khoa học công nghệ: người nông dân có điều kiện tiếp cận với điện thoại thông minh, khoa học công nghệ, thông qua dự các buổi tập huấn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ, tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp...
Thành viên Canh Tân Hội quán tham gia hội nghị thành lập Hợp tác xã nông sản an toàn An Hòa (huyện Châu Thành)
Việc phát triển mô hình HQ trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn có sự góp phần quan trọng của các cấp, các ngành, chính quyền trong việc tập huấn, hướng dẫn nông dân sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp thông tin về thị trường; giới thiệu doanh nghiệp giải quyết đầu ra cho hàng nông sản; thành lập hợp tác xã trên nền tảng HQ; hướng dẫn tham gia dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững; hỗ trợ quảng bá sản phẩm thông qua các phiên chợ, hội chợ xúc tiến thương mại...
Theo ông Lê Thành Công - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp, thời gian qua, mô hình HQ đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa Đảng với người dân; giúp kết nối, chia sẻ thông tin để cấp ủy nắm rõ hơn tình hình về người dân. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể đã giúp mô hình HQ hoạt động hiệu quả. Để mô hình HQ tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực, các địa phương cần tiếp tục duy trì và phát triển mô hình theo phương châm “Tự nguyện - tự quản”. Ngoài ra, các ngành, các cấp địa phương cần có sự chung tay để mô hình HQ đi vào chiều sâu./.
Theo baodongthap.vn
Tin cùng danh mục
Đưa hơn 50 tấn nông sản vào hệ thống Saigon Co.op
Đến thời điểm này, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh đã đưa 50 tấn nông sản của huyện vào hệ thống Saigon Co.op, trong đó ...
02:04 22/11/2024Thông báo tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2019
Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp vừa ra Thông báo về việc Tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2019.
02:04 22/11/2024Trồng 1ha tỏi voi Nhật Bản bằng phân hữu cơ tại Quảng Ngãi
Ngày 18/9, Ủy ban Nhân dân huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Nông nghiệp sạch Việt Vân phối hợp với Công ty cổ phần Shirataki ...
02:04 22/11/2024Chênh lệch giá cao, lợn miền Nam 'tìm đường' ra Bắc
Theo con số thống kê, chỉ trong một tháng qua đã có hơn 1.500 chuyến xe chở lợn từ các tỉnh, thành phía Nam qua trạm kiểm dịch Ông Đồn (huyện Xuân Lộc, ...
02:04 22/11/2024Tăng cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam - Bài cuối: Xác định chiến lược mới
Trước những khó khăn và thách thức của thị trường hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam muốn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng khó tính cần xác định ...
02:04 22/11/2024Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng
Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) ...
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid -19"
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt ...