Ngày 12/6/2025 tại Hội trường Nhà hàng Khách sạn Hòa Bình 2. Địa chỉ: Số 08, đường Lê Hồng Phong, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh An Giang tổ chức Tọa đàm Ứng dụng sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp năm 2025. Tham dự buổi tọa đàm có các chuyên gia đến từ Trung tâm KNQG; Sở NN&MT, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang; Trường Đại học An Giang, Trung tâm Khuyến nông, Trạm Khuyến nông, nông dân là chủ thể sản phẩm OCOP 04 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Kiêng Giang cùng tham dự. Ông Tôn Thất Thịnh- PGĐ Sở NN&MT An Giang chủ trì tọa đàm.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập kinh tế toàn cầu, việc ứng dụng TMĐT trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang trở thành một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho nông dân mà còn cho toàn bộ chuỗi cung ứng. TMĐT không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo cơ hội tiếp cận những thị trường mới, mở rộng kênh tiêu thụ, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các trung gian và các phương thức phân phối truyền thống. Thực tế, việc ứng dụng TMĐT có thể giúp giảm chi phí trung gian, thúc đẩy giao dịch trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân và tạo ra những lợi ích bền vững cho ngành nông nghiệp.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi thảo luận liên quan đến việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, các điều kiện, tiêu chuẩn để đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Các giải pháp nâng cao nhận thức và năng lực cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về TMĐT. Phát triển hạ tầng kho lạnh và hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp. Tăng cường liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng. Chống gian lận thương mại và bảo vệ niềm tin của người tiêu dùng. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp.
Việc ứng dụng TMĐT trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, các nền tảng TMĐT đang dần trở thành công cụ quan trọng giúp kết nối sản phẩm nông sản với thị trường tiêu thụ rộng lớn, không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra quốc tế. Trong khi nông sản nhiều ưu thế về chất lượng, đa dạng sản phẩm, việc khai thác tối đa lợi ích từ TMĐT sẽ giúp các sản phẩm này vượt qua các hạn chế truyền thống về phân phối và tiêu thụ./.
Trí Tuệ - TT DVNN&MT
Tin cùng danh mục
Nông nghiệp Tam Nông chuyển mình với Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao
Nông nghiệp Tam Nông chuyển mình với Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao
09:22 07/07/2025Tư duy mới trên đất cũ - nông dân Tam Nông làm lúa bền vững, giảm phát thải
Tư duy mới trên đất cũ - nông dân Tam Nông làm lúa bền vững, giảm phát thải
09:22 07/07/2025Châu Thành: Dấu ấn và động lực từ chuyển đổi số
Châu Thành: Dấu ấn và động lực từ chuyển đổi số
09:22 07/07/2025Đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái, …. theo các tiêu chuẩn an toàn
Đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái, …. theo các tiêu chuẩn an toàn
09:22 07/07/2025Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
09:22 07/07/2025Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
Tam Nông tích cực mở rộng lúa sinh thái cho môi trường
Đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái, …. theo các tiêu chuẩn an toàn
Đào tạo, tập huấn sản xuất cây ăn trái, …. theo các tiêu chuẩn an toàn