Hội nghị “Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học các tỉnh phía Nam”
Ngày đăng: 08/09/2019

Nhằm để định hướng phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học và chăn nuôi gia cầm bền vững ngày 06 tháng 9 năm 2019, tại Hội trường Khách sạn Hàm Luông, số 200C, Đường Hùng Vương, Phường 5, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị “Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học các tỉnh phía Nam” Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT - Ông Phùng Đức Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – Ông Cao Văn Trọng  đồng chủ trì Hội nghị.

Tham gia Hội nghị có các lãnh đạo, chuyên viên của Bộ NN&PTNT;  Cục Chăn nuôi, Cục Thú Y, Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ; Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi, thú y, Trung tâm Khuyến nông,  Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các tỉnh/ thành phía Nam; Các Hội, Hiệp Hội, Công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trang trại Chăn nuôi lợn và gia cầm các tỉnh/ thành phía Nam cùng tham dự

Toàn cảnh Hội nghị

            Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi tính đến 2019, tổng đàn lợn của cả nước khoảng 22,2 triệu con, giảm 18,5%; tổng sản lượng thịt xuất chuồng 2,1 triệu tấn, giảm 6,5 % so với cùng kỳ 2018. Hình thức chăn nuôi lợn chủ yếu là theo nông hộ và trang trại. Trong đó, lợn nuôi chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Đối với gia cầm, tổng đàn khoảng 409 triệu con với sản lượng thịt 1,1 triệu tấn, sản lượng trứng 11,6 triệu quả, tăng trưởng 11,04%. Phương thức nuôi gồm thả rông, bán chăn thả, nuôi nhốt, nuôi vịt chạy đồng.

Theo Cục Thú y Chăn nuôi lợn trong thời gian gần đây đối diện với thách thức lớn về tình hình dịch bệnh “Tình hình dịch bệnh trong thờ gian qua diễn biến phức tạp. Trong đó xuất hiện nhiều loại dịch bệnh như: dịch lở mồm long móng (LMLM), bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), bệnh tai xanh trên đàn lợn; dịch cúm gia cầm... Mỗi năm, các tỉnh bố trí kinh phí khoảng 110 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh”. Tính từ đầu tháng 2-2019 (khi Việt Nam xuất hiện ổ dịch đầu tiên) đến nay, bệnh DTLCP xảy ra tại hơn 7.000 xã thuộc hơn 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy hơn 4,7 triệu con, tổng trọng lượng 270 nghìn tấn, chiếm 7% trọng lượng thịt lợn của cả nước. Tình hình nuôi gia cầm cũng trong tình trạng tương tự. Từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã xuất hiện 16 ổ dịch cúm gia cầm tại 13 tỉnh, thành phố làm 29.000 con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy.

Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, từ khi xảy ra Dịch tả lợn Châu Phi Bộ đã chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất để bù đắp thiếu hụt sản lượng thịt. Trong đó, chăn nuôi gia cầm tăng 10%, đại gia súc tăng 3%.

Chăn nuôi an toàn sinh học đã thực hiệ từ lâu. Trong điều kiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì càng đặc biệt quan trọng. Đến bây giờ, chỉ có chăn nuôi an toàn sinh học mới bảo đảm được sản phẩm và phát triển bền vững. Đối với gia cầm cũng đang đối đầu với dịch cúm gia cầm nếu không bảo đảm ATSH không thể phát triển được.

Nguyễn Trí Tuệ - TT DVNN và NSNT

Tin cùng danh mục

Hội thảo tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về mô hình hội quán

Hội thảo tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về mô hình hội quán

04:50 30/04/2025

Đồng Tháp tham quan, học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang

Đồng Tháp tham quan, học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang

04:50 30/04/2025

Chuối lạ trổ buồng như...hoa sen

Chuối lạ trổ buồng như...hoa sen

04:50 30/04/2025

An Giang: Mạnh dạn chuyển đổi sang trồng chanh giấy cho thu nhập cao

An Giang: Mạnh dạn chuyển đổi sang trồng chanh giấy cho thu nhập cao

04:50 30/04/2025

Nước tràn đồng, dân vùng đầu nguồn phấn khởi

Nước tràn đồng, dân vùng đầu nguồn phấn khởi

04:50 30/04/2025