Ngày 2/11, Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị về “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Hoàng Trung.
Theo ông Trung, Bộ NN&PTNT đánh giá rất cao nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương đã đồng hành và tạo ra các kết quả tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng thuốc BVTV sinh học trong thời gian qua. Trong danh mục thuốc BVTV hiện nay, thuốc sinh học hiện chiếm 19% và khối lượng sử dụng tăng dần theo thời gian; lợi ích từ sử dụng thuốc sinh học rất rõ. Đây là tiền đề để thực hiện hiệu quả việc phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong thời gian tới.
Mặc dù xu hướng sử dụng thuốc BVTV sinh học đã tăng lên nhưng theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - ông Huỳnh Tấn Đạt, vẫn còn rất nhiều hạn chế về cơ chế, chính sách như hỗ trợ vốn và đầu tư cho phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học; kinh phí đầu tư và duy trì hệ thống trang thiết bị, nghiên cứu chất lượng thuốc còn hạn chế…
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt thông tin về kết quả triển khai Chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021 - 2025”
Tại Việt Nam, nhằm cụ thể hóa các chính sách về thuốc BVTV sinh học, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng và triển khai chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học giai đoạn 2021 - 2025”. Trong công tác quản lý, một số chính sách ưu tiên về đăng ký thuốc BVTV sinh học so với các thuốc BVTV hoá học đã được ban hành và triển khai.
Đối với thuốc BVTV sinh học, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc BVTV sinh học đã được quy định tại Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Các loại thuốc BVTV sinh học đã được đăng ký vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm: Thuốc BVTV sinh học là các vi sinh vật chiếm khoảng 13%; thuốc BVTV sinh học có nguồn gốc tự nhiên chiếm khoảng 24%; thuốc BVTV sinh học thuộc nhóm hóa sinh chiếm khoảng 63%.
Tuy nhiên cho tới nay, có rất ít sản phẩm đang được giới thiệu và thương mại trên thị trường. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam (VIPA) đã chia sẻ một số khó khăn như: Hiệu lực sinh học thấp, giá thành cao và ít lựa chọn. Ông cho rằng, thuốc BVTV sinh học chưa thể thay thế hoàn toàn thuốc BVTV hóa học trong giai đoạn hiện nay.
Bích Ngọc – DVNNTS&NS
Tin cùng danh mục
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp
05:04 30/04/2025Hội nghị sơ kết mô hình trồng sen lấy hoa và lấy hạt
Hội nghị sơ kết mô hình trồng sen lấy hoa và lấy hạt
05:04 30/04/2025Hội thảo Quốc gia “Kinh tế tuần hoàn - Hướng đi cho phát triển
Hội thảo Quốc gia “Kinh tế tuần hoàn - Hướng đi cho phát triển
05:04 30/04/2025Hội nghị chuyên đề về giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành hàng Sen
Hội nghị chuyên đề về giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành hàng Sen
05:04 30/04/2025Tọa đàm "Kết nối thông tin về nhu cầu, thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản trong nước"
Tọa đàm "Kết nối thông tin về nhu cầu, thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản trong nước"
05:04 30/04/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh