Ngày 16 tháng 5 năm 2019, tại thành phố Cần Thơ, Ban quản lý Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động dự án năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Ông Tống Xuân Chinh, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Giám đốc Ban quản lý Dự án đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tham gia Hội nghị có đại diện Văn phòng Khí sinh học, các kỹ thuật viên các đội thợ xây, thợ lấp của 19 tỉnh, thành tham gia dự án từ Phú Yên đến Cà Mau cùng tham dự.
Theo báo cáo của BQL Dự án, trong năm 2018 đã xây dựng và nghiệm thu được 4.628/8.500 công trình với 36/40 tỉnh thành tham gia dự án. Về công tác đào tạo: tập huấn, nâng cao cho iQC, thợ xây, thợ lấp về sử dụng phần mềm Akvo 135 người, tập huấn nâng cao cho thợ xây và thợ lấp về cơ chế RBF cho 96 thợ; Tập huấn cho 36 thợ xây mới. Về phát triển ứng dụng khí sinh học đã hoàn thiện xây dựng bộ tiêu chí kỹ thuật cho bể khí sinh học bằng composite, hoàn thiện tài liệu tập huấn về thị trường và kỹ năng bán hàng cho thợ xây, thợ lấp.
Đặc biệt trong năm 2018 đã phát hành thêm 1 triệu tín chỉ các bon, chuyển giao cho khách hàng 375.000 tín chỉ với doanh thu năm 2018 từ việc bán tín chỉ các bon là 2,8 triệu Euro.
Thuận lợi: Công nghệ khí sinh học không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại rất nhiều lới kích trong cuiọc sống hằng ngày của bà con nông dân. Trong bối cảnh hiện nay, ngành năng lượng nước ta nói riêng và thế giới nói chung ngày càng cạn kiệt. Việc sử dụng công nghệ khí sinh học một nguồn năng lượng sạch, đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường và đảm bảo năng lượng. Đặc biệt, công nghệ khí sinh học cần được phát triển và nhân rộng hơn ở các vùng nông thôn, miền núi. Việc phát triển công nghệ khí sinh học là một việc làm thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống, thay đổi tập tục sinh hoạt, đời sống của bà con được cải thiện.
Bên cạnh đó, dự án còn gặp nhiều khó khăn trong tình hình hiện nay như dịch tả lợn châu phi nên việc người chăn nuôi chưa dám mạnh dạn tái đàn. Việc tuyển kiểm tra chất lượng công trình bởi các cán bộ kiểm tra chất lượng độc lập gặp khó khăn do một số tỉnh chua có. Thủ tục hành chính cho hoạt động văn phòng các tỉnh còn chậm.
Từ kết quả thực tế nêu trên Ban quản lý dự án đã đề ra kế hoạch thực hiện từ năm 2019 cho 41 tỉnh thành tham gia là 4.000 công trình./.
Nguyễn Trí Tuệ- TTKN
Tin cùng danh mục
Cựu chiến binh thành công với sản phẩm “Gạo lứt Huyết rồng và Bột gạo Huyết rồng”
...........
05:32 30/04/2025Làng "vỗ béo" lươn đồng, mỗi hộ kiếm vài chục triệu 1 đợt nuôi
.....................
05:32 30/04/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh