Chiều ngày 20/12/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp đã tổ chức Hội thảo “ Chuỗi giá trị, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch đối với ngành hàng Xoài - Nhãn gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp” tại Hội quán Thuận Tân, xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh. Đến dự hội thảo với sự có mặt của bà Phan Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, về phía địa phương với sự có mặt của ông Nguyễn Phước Thiện – Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, ông Nguyễn Thành Tài – Phó GĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, đại diện lãnh đạo các Ban, Ngành tỉnh, các Công ty, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán trên địa bàn tỉnh cùng dự.
Theo thống kê năm 2019, ước diện tích cây ăn trái toàn tỉnh Đồng Tháp cả năm đạt gần 29.300 ha. Tỉnh đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái theo hướng an toàn, truy xuất nguồn gốc với diện tích được chứng nhận VietGAP đạt gần 510 ha, cùng với đó là gần 410 ha được cấp mã số vùng trồng. Trong đó, lợi nhuận kinh tế đạt được trên một số loại trái cây chủ lực như: Xoài Cát chu đạt 115 triệu đồng/ha, Nhãn Edor đạt 261 triệu đồng/ha.
Đồng Tháp hiện có 9.200 ha trồng xoài, lớn nhất khu vực ĐBSCL, sản lượng hàng năm ước khoảng 100.000 tấn; Năm 2019 ký hợp đồng bao tiêu đầu ra xoài cho HTX Tịnh Thới, Tân Thuận Đông - TP Cao Lãnh khoảng 200 tấn/200ha; Công Ty Long Uyên Hợp đồng bao tiêu đầu ra xoài loại 2 ở HTX xoài Tận Thuận Tây, THT xoài Hoà An - TPCL được 250 tấn/100ha; Cty Kim Nhung xuất xoài sang Mỹ 9 tháng đầu năm đạt 279 tấn. Song song đó, ngành hàng xoài đã từng bước hướng đến mục tiêu cấp mã số vùng trồng, ứng dụng công nghệ Blockchain góp phần vào việc truy xuất nguồn gốc trái xoài, song song đó, ngành nông nghiệp luôn đẩy mạnh tập huấn cho nhà vườn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy cách, chất lượng của trái xoài để tham gia xuất khẩu. Xoài Cao Lãnh đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Ước giá trị sản xuất ngành hàng xoài đạt gần 1.900 tỷ đồng.
Ngoài ngành hàng xoài, đối với trái nhãn Đồng Tháp thời gian gần đây đã từng bước xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và dần được thị trường nước ngoài chấp nhận. Đến nay, chỉ tính riêng tại huyện Châu Thành, địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất tỉnh đã có hơn 3.500 ha, trong đó nhãn Edor là hơn 1.500 ha; Công Ty Chánh Thu Tiền Giang tiêu thụ cho bà con nhà vườn trong năm 2019: 200 tấn/14ha- 300 tấn/20ha; Công Ty Vina T&T xuất khẩu sang Mỹ: 300 tấn/20ha; Trung Quốc: 400 tấn/27ha. Đây được xem là cây có giá trị kinh tế cao và đặc thù, trồng nhiều nhất ở vùng đất cồn xã An Nhơn và các xã An Phú Thuận, An Khánh, Phú Hựu.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe bà Phan Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II trình bày các nội dung xoay quanh việc xây dựng, giám sát và phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường khó tính. Qua đó yêu cầu diện tích tối thiểu để cấp mã số vùng trồng là 10 ha, là vùng sản xuất tập trung, trồng duy nhất một loại cây trồng, hạn chế chăn thả gia cầm trong vùng, phải được bao trái ít nhất 3 tuần trước khi thu hoạch, vùng trồng có thể có hoặc không có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP,… nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc quy trình tương đương. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp mã phải có sổ sách ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong một vụ canh tác. Vùng trồng cây ăn trái chỉ được cấp mã khi không có loại dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Các Công ty cũng giới thiệu những tiến bộ kỹ thuật, các giải pháp ứng dụng sơ chế, bảo quản trái cây ( nhiệt, chiếu xạ), yêu cầu chất lượng nguyên liệu đầu vào để chế biến một số sản phẩm từ xoài, nhãn phục vụ xuất khẩu, các phương thức chuyển trái cây xuất khẩu…phù hợp với tình hình tại các Hợp tác xã, Hội quán, Tổ hợp tác ở tỉnh ta.
Qua buổi hội thảo đã giúp nông dân biết thêm cách sản xuất xoài, nhãn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, giảm bớt tình trạng hao hụt sau thu hoạch, đồng thời nâng cao giá trị ngành hàng xoài, nhãn.
Các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, cùng với các yêu cầu về sản xuất, thu hoạch thì nông dân cần quan tâm nhiều hơn đến khâu xử lý và bảo quản nông sản thay vì cho rằng đây nhiệm vụ của doanh nghiệp. Nếu xem nhẹ điều này nông dân tự giảm đi lợi nhuận của chính mình. Riêng đối với ngành hàng nhãn, việc bảo quản trái nhãn so với xoài cũng có phần thuận tiện hơn. Tuy nhiên không vì thế mà nông dân trồng nhãn có thể chủ quan, nhất là thị trường đang ngày một khó tính.
Nguyễn Thị Bích Ngọc – TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Hội thảo Ứng dụng nhà vòm năng lượng mặt trời chế biến sấy trái cây
Hội thảo Ứng dụng nhà vòm năng lượng mặt trời chế biến sấy trái cây
05:43 30/04/2025Diễn đàn “Nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra thích ứng với thị trường thế giới”.
Diễn đàn “Nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra thích ứng với thị trường thế giới”.
05:43 30/04/2025Tham dự Hội nghị Quản lý đất và sử dụng phân bón hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp tại Cần Thơ
Tham dự Hội nghị Quản lý đất và sử dụng phân bón hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp tại Cần Thơ
05:43 30/04/2025Khai trương khu du lịch sinh thái quýt hồng Hưng Phát
Khai trương khu du lịch sinh thái quýt hồng Hưng Phát
05:43 30/04/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh