Ngày 24/11/2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Hồng Ngự tổ chức hội thảo đầu bờ Dự án “Xây dựng mô hình cá tra hai giai đoạn gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm”.
Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Hồng Ngự, UBND Phường An Bình A cùng với 50 hộ nuôi, ương cá tra tại Thành phố Hồng Ngự tham dự.
Dự án triển khai tại khóm An Hòa, Phường An Bình A có 2 hộ tham gia với diện tích 01ha. Khi tham gia dự án, người dân được nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí (mua cá tra bột, thức ăn công nghiệp), phần còn lại hộ nuôi sẽ đối ứng 50% kinh phí mua cá tra bột, thức ăn công nghiệp, công lao động và các trang thiết bị cần thiết khác đối ứng 100%. Bên cạnh đó được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình.
Kết quả mô hình tỷ lệ nuôi sống đạt 16%, trọng lượng trung bình 40con/ 1kg; Tổng chi phí của mô hình là 386 triệu đồng/ha thấp hơn 223 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (609 triệu đồng/ha). Tổng thu của mô hình là 434 triệu đồng/ha thấp hơn 193 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (627 triệu đồng/ha); Giá thành sản xuất của mô hình là 24.901 đồng/kg thấp hơn 2.288 đồng/kg so với ngoài mô hình (27.189 đồng/kg); Lợi nhuận mô hình đạt 48 triệu đồng/ha cao hơn 30 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (18,1 triệu đồng/ha).
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện của mô hình: cá ương đạt tỷ lệ sống cao, trọng lượng bình quân lớn do mật độ thả nuôi thấp (500 con/ m2) và sử dụng hệ thống sụt khí đáy ao cung cấp oxy cho cá được nhiều hơn, cá bắt mồi tốt.
Tham quan ao nuôi hộ Huỳnh Thị Thu Thủy, khóm An Hòa, An Bình A, TPHN.
Với hiệu quả bước đầu của Dự án đạt được đã giúp người ương nuôi cá tra giống dần dần thay đổi nhận thức, chấp nhận đầu tư thêm trang thiết bị, công nghệ để sản xuất (hệ thống sụt khí đáy ao). Việc lựa chọn cá bột tại cơ sở uy tín từ đàn cá bố mẹ đã qua chọn lọc và nhận từ Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Thay đổi dần dần nhận thức ương nuôi với mật độ ương thích hợp, thay đổi trong kỹ thuật sản xuất, lựa chọn thời điểm nuôi thích hợp, sử dụng các sản phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước tốt, hạn chế việc thay nước thường xuyên, quản lý ao nuôi, có ghi chép nhât ký đầy đủ tiện cho việc truy xuất nguồn gốc và là cở sở số liệu để hoạch toán kinh tế./.
Trí Tuệ - TTDVNN, QLKTCTTL&NSNT
Tin cùng danh mục
Tập huấn nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ khuyến nông cộng đồng
Tập huấn nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ khuyến nông cộng đồng
05:59 30/04/2025Đồng Tháp tham gia trưng bày sản phẩm mỹ nghệ ở Hà Nội
Đồng Tháp tham gia không gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP đặc sắc của các làng nghề, làng nghề tại Festival Làng ...
05:59 30/04/2025Đồng Tháp tham gia triển lãm “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Đồng Tháp tham gia triển lãm “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
05:59 30/04/2025Hội nghị phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học
Hội nghị phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học
05:59 30/04/2025Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp
05:59 30/04/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh