Ngày 27/5/2020 tại Khách sạn Ninh Kiều Riverside – Số 02 Hai Bà Trưng - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Truy xuất hàng hóa và Phát triển xuất khẩu và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Khởi động Dự án Hỗ trợ Truy xuất hàng hóa và Phát triển xuất khẩu” do Chính phủ Austraila tài trợ.
Thành phần tham dự Hội thảo: Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các doanh nghiệp cùng tham dự.
Từ năm 2017, được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Quỹ Châu Á đã phối hợp và thử nghiệm và vận hành thành công ứng dụng truy xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp sản xuất thanh long hàng đầu tại Việt Nam trên cơ sở áp dụng công nghệ blockchain do đối tác công nghệ Australia ETI – Ethical Trade Innovations cung cấp. ETI là Công ty đứng đầu về giải pháp công nghệ trong cuộc thi giữa các nước trong khối APEC năm 2017.
Trên cơ sở thành công và bài học kinh nghiệm khi tiến hành truy xuất nguồn gốc cho Thanh long của Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu mở rộng của các doanh nghiệp Việt Nam và để thực hiện tốt Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký ngày 19 tháng 01 năm 2019 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia lần này tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam để xây dựng ứng dụng truy xuất nguồn gốc và sàn thương mại điện tử cho các sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trước hết là 05 nhóm ngành hàng các sản phẩm đang có tiềm năng của Việt Nam và được Australia quan tâm là (1) Cà phê (2) Tiêu (3) Xoài (4) Hàng gốm sứ và (5) Hàng mây tre lá. Trên cơ sở của các nhóm ngành hàng này, dự án cũng sẽ đề xuất triển khai đến 13 dòng hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam và đầy đủ các sản phẩm khác thuộc chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được triển khai ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Dự án được Quỹ Châu Á và Vietcraft phối hợp thực hiện và ETI - Ethical Trade Innovations của Australia vẫn được lựa chọn là đối tác kỹ thuật xây dựng các ứng dụng
Dự án được thực hiện trong năm 2020 và năm 2021 Vùng Tây nguyên, Sơn La. Nhóm mặt hàng tiêu: Vùng Tây nguyên. Nhóm mặt hàng xoài: Vùng đồng bằng sông Cửu long và, Sơn La. Nhóm mặt hàng gốm sứ và mây tre lá: Vùng đồng bằng Sông Hồng
Đối tượng doanh nghiệp tham gia: Dự án khuyến khích các doanh nghiệp thuộc 5 nhóm mặt hàng trên tham gia. Mọi doanh nghiệp đều được dự án cân nhắc lựa chọn và cơ sở để lựa chọn được căn cứ vào các tiêu chí sau đây: (1) Doanh nghiệp có mong muốn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp hướng đến các hợp chuẩn quốc tế, mong muốn mở rộng thị trường; (2) Doanh nghiệp có hợp tác với các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm (ví dụ hợp tác với nông dân, cơ sở thu gom, chế biến…); (3) Doanh nghiệp có nhiều lao động và tham gia vào phát triển thị trường phân phối trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu; (4) Doanh nghiệp cam kết tham gia đầy đủ các hoạt động của dự án. Ưu tiên doanh nghiệp có phụ nữ là chủ doanh nghiệp.
Các hoạt động chính của dự án: Đánh giá nhu cầu và lựa chọn doanh nghiệp tham gia dự án. Rà soát chuỗi liên kết và các quan tâm/ nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc 5 nhóm ngành hàng để làm cơ sở để xây dựng ứng dụng truy xuất và sàn thương mại điện tử. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để nghiên cứu phương án cấp chứng nhận tự động liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng ứng dụng truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ blockchain thuận tiện cho người sử dụng. Xây dựng ứng dụng/sàn thương mại điện tử ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc và sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước và quốc tế (liên kết với các nhà phân phối, các nhà nhập khẩu, tham gia hội chợ trong và ngoài nước, thăm quan học hỏi mô hình…).
Trí Tuệ - TTDVNN&NSNT
Trí Tuệ - TT DVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 5 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2020
Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 5 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2020
03:59 23/11/2024Thăm vườn rau hữu cơ tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
Thăm vườn rau hữu cơ tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu
03:59 23/11/2024Đại diện tổ chức Seed to Table bà Ino Mayu thăm hỏi và khảo sát huyện đăng ký tham gia dự án năm 2020
Đại diện tổ chức Seed to Table bà Ino Mayu thăm hỏi và khảo sát huyện đăng ký tham gia dự án năm 2020
03:59 23/11/2024Tập huấn đầu vụ Hè Thu 2020 của lớp đào tạo 1 phải 5 giảm
Tập huấn đầu vụ Hè Thu 2020 của lớp đào tạo 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa cho nông dân thuộc Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)
03:59 23/11/2024Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh