Ngày 11 tháng 12 năm 2020, tại Văn Phòng Hội quán Đất Ngọt, ấp Tân Thới, xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn phối hợp Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn/ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thanh Bình tổ chức Hội thảo Mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn ViêtGAP.
Đến tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và nước sạch nông thôn tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện Thanh Bình và hơn 50 nông dân trồng xoài trong huyện Thanh bình đến tham dự.
Đại biểu tham dự Hội thảo
* Kết quả mô hình cho thấy:
Hiệu quả về mặt kinh tế năng suất bình quân vụ nghịch trong mô hình cao hơn ngoài mô hình 15%; về lợi nhuận trong mô hình cao hơn 28% so với ngoài mô hình. Từ đó cho thấy mô hình đạt hiệu quả kinh tế trong tình hình khó khăn và biến động của thời tiết và thị trường. Năng suất trung bình 2 tấn/ha, với giá bán 60.000 đồng/kg, tổng thu 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận mô hình đạt gần 70 triệu đồng/ha, cao hơn so vơi ngoài mô hình 18,5 triệu đồng
Về mặt kỹ thuật đã cải thiện và tăng độ phì cho đất trồng ngày càng tốt hơn dobón phân hữu cơ, bón vôi hàng năm theo khuyến cáo của ngành chuyên môn để tăng pH đất, tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng trong đất của cây. Tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, tính lượng Paclobutazol theo cây bằng công thức và khắc phục tình trạng bón thừa, sử dụng các hoạt chất chống chồng lộc để khắc chế hiện tượng ra đọt. Việc sử dụng thuốc BVTV chỉ sử dụng khi cần thiết và luôn theo nguyên tắc 4 đúng.
Về mặt xã hôi giúp nhà vườn ý thức được tầm quan trọng của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rải vụ, khắc phục tình trạng “được mùa - rớt giá” và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Qua kết quả mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngoài mô hình, giúp nhà vườn biết cách cải thiện dinh dưỡng của đất thông qua việc sử dụng phân hữu cơ, vôi. Do đó, mô hình này cần thiết được duy trì và nhân rộng để tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần tăng thu nhập cho người nông dân./.
Trí Tuệ-TTDVVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2020
Đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2020
05:10 30/04/2025Hội thảo mô hình “ Xây dựng điểm trình diễn 1 phải 5 giảm ” và “ Trình diễn sản xuất phân hữu cơ truyền thống tận dụng sản phẩm phụ từ lúa”
Hội thảo mô hình “ Xây dựng điểm trình diễn 1 phải 5 giảm ” và “ Trình diễn sản xuất phân hữu cơ truyền thống tận dụng sản phẩm phụ từ lúa”
05:10 30/04/2025Đào tạo giảng viên ToT về VietGap Thuỷ sản
Đào tạo giảng viên ToT về VietGap Thuỷ sản
05:10 30/04/2025Tổng kết mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo nước ngọt gắn với liên kết tiêu thụ
Tổng kết mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo nước ngọt gắn với liên kết tiêu thụ
05:10 30/04/2025Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh