Triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt IV năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020

Thực hiện Công văn số 2008/VPUBND-KT ngày 03/9/2020 của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt IV năm 2020”, thời gian từ ngày 20/9/2020 đến hết ngày 20/10/2020, cụ thể như sau:

  1. NỘI DUNG THỰC HIỆN
    1. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
  1. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
  • Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng trại nuôi, quét dọn thu gom phân rác để chôn hoặc đốt, khơi thông cống rãnh.
  • Tiêu độc, phun sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.
  • Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, thức ăn,… trước khi ra, vào cơ sở.
  1. Đối với chăn nuôi hộ gia đình
  • Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả.
  • Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.
  • Đối với các đàn vịt chăn nuôi chạy đồng tiến hành khử trùng khu vực lưu trú của đàn, phương tiện vận chuyển, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.
  1. Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm:
  • Phát quang cây cỏ xung quanh, quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, máy ấp, đường ra vào cơ sở, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở tiêu hủy.
  • Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ cơ sở ấp trứng, đường ra vào, dụng cụ, các phương tiện vận chuyển,…
    1. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
  • Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ toàn bộ khu vực nuôi nhốt phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
  • Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực xung quanh cơ sở giết mổ, lối đi vào, đi ra, phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ mỗi tuần một lần.
  • Nơi giết mổ gia súc, gia cầm: Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca sản xuất
  • Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng, khơi thông cống rãnh.
    1. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống khu vực nông thôn
  • Quét dọn, phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia súc, gia cầm, quầy bán thịt các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi họp chợ.
    • Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.
    • Quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, khử trùng cuối mỗi buổi chợ.
    • Quét dọn và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.
    1. Nơi công cộng

Phát động toàn dân trên địa bàn thực hiện đợt tổng vệ sinh đường nông thôn, ngõ xóm ấp, đường phố; khơi thông cống rãnh; phát quang bụi rậm; phun tiêu độc nơi công cộng ở nông thôn mỗi tuần 01 lần.

    1. Đối với động vật và sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ
    • Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt giữ;
    • Quét dọn, phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy; phân, rác thải được thu gom, xử lý bằng cách chôn hoặc đốt.
    1. Khu vực biên giới
    • Khu vực cửa khẩu: Bố trí hố sát trùng với chiều dài hố dài hơn 1 vòng bánh xe để khử trùng bánh xe các phương tiện qua lại. Thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đưa vào trong nước tiêu thụ.
    • Khu vực đường mòn, lối mở: Bố trí sát trùng bằng vôi bột với chiều dài hố dài hơn 1 vòng bánh xe để khử trùng bánh xe các phương tiện qua lại.
    1. Đối với phƣơng tiện vận chuyển các hố chôn heo Dịch tả heo Châu Phi

Thực hiện theo Hướng dẫn Liên ngành số 03/HDLN-SNNPTNT-STNMT ngày 02/7/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài nguyên và Môi trường về kỹ thuật vệ sinh tiêu độc khử trùng và tiêu hủy heo mắc bệnh Dịch tả Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

  1. PHƢƠNG THỨC TIẾN HÀNH
    • Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo nguyên tắc vệ sinh cơ giới trước, sau đó tiến hành tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất. Các bước thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 8, Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
    • Trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và nhân viên thú y.
    • Khu vực cửa khẩu biên giới: Trạm kiểm dịch động vật chủ động phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng, đồng thời tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật qua cửa khẩu.
    • Trên địa bàn xã tổ chức đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm ở nông thôn, nơi công cộng, kinh phí do ngân sách địa phương cấp.
    • Loại hóa chất sát trùng, cách tiến hành như đã áp dụng có hiệu quả trong các lần vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước đây.
  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    • Phát động tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên địa bàn tỉnh.
    • Giao Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản:

+ Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất; phân công các phòng, ban phụ trách địa bàn chủ động phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố cùng chính quyền và đoàn thể địa phương chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở triển khai thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn quản lý.

+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành tại cửa khẩu tham mưu cho Ban Quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua cửa khẩu và triển khai kế hoạch thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; kiểm tra, giám sát việc tiêu độc, khử trùng môi trường cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh.

  1. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
    • Phát động tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
    • Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương chịu  trách nhiệm tổ chức, triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt IV năm 2020” đến các xã, phường, thị trấn; phân công cán bộ kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện tiêu độc, khử trùng môi trường đúng các nội dung, đối tượng, cách thức, quy trình tiêu độc, khử trùng quy định.
    • Chỉ đạo Ban Quản lý chợ, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp các đoàn thể, cơ quan chuyên môn, khẩn trương triển khai thực hiện tháng tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng, môi trường để phòng, chống dịch, các bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật.
    • Chỉ đạo Đài Truyền thanh: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh trên đàn vật nuôi, dấu hiệu nhận biết biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi.

Chi tiết xem tại CV sô 1935/SNN-KHTC

Tin cùng danh mục

Hội thảo các mô hình Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững - VnSAT

Hội thảo các mô hình Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững - VnSAT

07:31 27/11/2024

Xác nhận máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp

Xác nhận máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp

07:31 27/11/2024

Tập huấn về kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và an toàn sinh học trong chăn nuôi

Tập huấn về kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và an toàn sinh học trong chăn nuôi

07:31 27/11/2024

Công điện khẩn về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Công điện khẩn về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

07:31 27/11/2024

Kiểm tra, xử lý vi phạm về đánh bắt thủy sản trái phép

Kiểm tra, xử lý vi phạm về đánh bắt thủy sản trái phép

07:31 27/11/2024