Từ nguồn kinh phí Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn (Trung tâm) phối hợp với Phòng kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Tp Cao Lãnh tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn hữu cơ năm 2024 (năm thứ 3). Mô hình được triển khai thực hiện với tổng qui mô 32,1 ha/44 hộ tham gia. Trong đó, HTX DVNN Tịnh Thới tham gia với diện tích 15,6 ha/21 hộ; THT xoài Hòa Long 16,5 ha/23 hộ.
Mục tiêu của mô hình là đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng theo hướng hữu cơ; Nông dân nắm được quy trình và sản xuất theo hướng hữu cơ, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Để tạo nền tản tiến đến mô hình đạt được chứng nhận hữu cơ Việt Nam trong năm 2025, Trung tâm đã ký hợp đồng thuê đơn vị tư vấn Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HKB hỗ trợ các hộ tham gia mô hình chuyển đổi dần sang sản xuất hữu cơ trong năm 2025 với các nội dung cụ thể như sau: Đánh giá phân tích thiếu hụt, hiện trạng điều kiện cơ sở hạ tầng, thiết bị và khuyến cáo các vấn đề cần điều chỉnh theo yêu cầu của tiêu chuẩn (nếu có); Xác định danh mục các tài liệu, hồ sơ cần thiết trên cơ sở sẵn có, lập kế hoạch; Biên soạn, ban hành bộ tài liệu phù hợp với hoạt động thực tế của cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Hữu cơ Việt Nam; Theo dõi áp dụng các tài liệu đã ban hành vào thực tế, điều chỉnh các tài liệu trên cơ sở phát sinh trong quá trình áp dụng, lưu hồ sơ; Hướng dẫn đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo theo yêu cầu tiêu chuẩn; Khắc phục các điểm không phù hợp qua quá trình đánh giá nội bộ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn; Đánh giá thử, rà soát lại chương trình và khắc phục các điểm không phù hợp trước khi tổ chức chứng nhận đánh giá; phân tích mẫu đất nước quả theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam quy định.
Qua khảo sát thực địa vùng sản xuất (qui mô 32,1 ha/44 hộ tham gia) có đủ điều kiện để chứng nhận sản xuất hữu cơ cho năm 2025 với diện tích là 11,2 ha/10 hộ chiếm 35% diện tích thực hiện mô hình.
Mô hình từng bước giúp nông dân tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong quá trình canh tác nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng đất được cải thiện và đồng thời giúp cây trồng phát triển bền vững./.
Ngọc Thúy – DVNNTL&NSNT
Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Giá cả nông, lâm, thuỷ sản đến ngày 25/10/2019
Giá cả nông, lâm, thuỷ sản đến ngày 25/10/2019
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ngày 08/11/2020
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ...
Tình hình tiêu thụ nông sản từ ngày 02/8/2021 – 08/8/2021
Tình hình tiêu thụ nông sản từ ngày 02/8/2021 – 08/8/2021