Ngày 7/12/2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh, UBND xã Bình Hàng Tây, Hợp tác xã DVNN Bình Hàng Tây, tổ chức hội nghị sơ kết Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng trồng và gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng 01 mô hình thâm canh xoài tại huyện Cao Lãnh với tổng quy mô diện tích là 15 ha nhằm thực hiện mục tiêu: Năng suất mô hình tăng trên 15% so với ngoài mô hình. Hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so với ngoài mô hình; Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình và 03 lớp đào tạo cho nông dân ngoài mô hình tham dự; Tổ chức 01 cuộc hội nghị sơ kết/hội thảo đầu bờ cho nông dân trong và ngoài mô hình. Ngoài ra, nông dân tham gia mô hình còn được hỗ trợ phân tích mẫu đất, nước và mẫu quả.
Qua 9 tháng thực hiện, mô hình đã đạt những kết quả khả quan về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội. Về hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận đạt 156.690.000 triệu đồng/ha cao hơn 47.321.000 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình (109.369.000 triệu đồng/ha), giá thành sản xuất trong mô hình là 12.108 đồng/kg thấp hơn 3.655 đồng/kg so với ngoài mô hình (15.763 đồng/kg).
Ông Trần Văn Nhãn phát biểu
tại điểm cầu chính Trung tâm DVNN và NSNT Đồng Tháp
Kết quả phân tích cho thấy: pH trong nước sử dụng tưới cho cây đạt tiêu chuẩn (giao động từ 6,82 – 6,97); Thành phần các kim loại nặng trong đất không vượt tiêu chuẩn quy định; Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong mẫu trái (kiểm tra các hoạt chất Mancozeb, Propineb, Difeneconazole, Tebuconazole, Azoxystrobin): Không phát hiện dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong mẫu.
Về hiệu quả xã hội và môi trường: Các nhà vườn đã ý thức được tầm quan trọng của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rải vụ, khắc phục tình trạng “được mùa - rớt giá”; Tạo điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quy trình sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình là tiền đề thúc đẩy cho sản xuất xoài theo VietGAP ở huyện Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung ngày càng bền vững hơn trong thời gian tới.
Ngọc Thúy-TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Tổ chức lớp tập huấn “nâng cao nhận thức phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, hướng đến sản xuất hữu cơ”
Tổ chức lớp tập huấn “nâng cao nhận thức phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, hướng đến sản xuất hữu cơ”
04:36 31/10/2024Tập huấn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông về khuyến nông
Tập huấn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông về khuyến nông
04:36 31/10/2024Thăm quan mô hình trồng nấm bào ngư và nấm linh chi
Thăm quan mô hình trồng nấm bào ngư và nấm linh chi
04:36 31/10/2024Hội thảo về bình ổn giá vật tư nông nghiệp cho người sản xuất trong bối cảnh sau dịch Covid-19
Hội thảo về bình ổn giá vật tư nông nghiệp cho người sản xuất trong bối cảnh sau dịch Covid-19
04:36 31/10/2024Tin xem nhiều
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ...
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô ...
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu ...