Chiều ngày 15/9/2020, tại huyện Tháp Mười, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười tổ chức Tọa đàm “ Tình hình kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp”.
Đến dự buổi tọa đàm có sự tham dự của Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan, lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo các huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, huyện Lai Vung và thành phố Cao Lãnh cùng các nông dân, hội quán, doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi tọa đàm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng, các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trên sản phẩm cây trồng…Hiện nay tổng số công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh là 2.656 cơ sở, trong đó thuốc bảo vệ thực vật có 1.334 cơ sở; phân bón có 1.322 cơ sở. Trong năm 2020, Thanh tra Sở thành lập 03 đoàn thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật, phân bón với tổng số kiểm tra là 49 lượt.
Thảo luận các đại biểu có ý kiến về nhận thức sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ tạo sự cân bằng sinh học, định hướng quy trình sản xuất sạch cụ thể cho từng loại cây trồng, giải thiểu các chi phí sản xuất đồng thời giữ an toàn sức khỏe cho người sử dụng…
Giải pháp trong thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; hướng dẫn người sử dụng xem kỹ mỗi loại sản phẩm hàng hóa, tuân thủ thời gian cách ly, thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, khi mua hàng cần chọn các cơ sở buôn bán có uy tín. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác về hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ( số điện thoại: 02773.857.028; hộp thư điện tử: thanhtra.snn@dongthap.gov.vn).
Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoang chỉ rõ việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng không chỉ gây hại cho người khác mà còn gây hại cho chính mình. Phải xem đây là cuộc cách mạng, cùng cam kết, chung sức, chung lòng để cắt được “cơn nghiện thuốc bảo vệ thực vật” của ngành nông nghiệp mình, đó là tương lai không chỉ của mình mà còn của con cháu mình. Đồng thời nhấn mạnh, thay đổi thói quen đã ăn sâu không thể làm cùng một lúc, đòi hỏi sự kiên trì và không có gì là không làm được.
Bích Ngọc – TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Hội thảo các mô hình Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững - VnSAT
Hội thảo các mô hình Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững - VnSAT
02:49 22/11/2024Tọa đàm “Chuỗi giá trị, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch đối với ngành hàng khoai, gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp”
Tọa đàm “Chuỗi giá trị, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch đối với ngành hàng khoai, gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp”
02:49 22/11/2024Hội thảo mô hình Xây dựng điểm trình diễn 1 phải 5 giảm ( vụ Thu Đông)
Hội thảo mô hình Xây dựng điểm trình diễn 1 phải 5 giảm ( vụ Thu Đông)
02:49 22/11/2024Hội nghị “ Xây dựng mô hình cánh đồng lớn cơ giới hóa đồng bộ gắn với nâng cao năng lực chế biến sau thu hoạch”
Hội nghị “ Xây dựng mô hình cánh đồng lớn cơ giới hóa đồng bộ gắn với nâng cao năng lực chế biến sau thu hoạch”
02:49 22/11/2024Tin xem nhiều
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ...
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô ...
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu ...