Toạ đàm chuyên đề “Tư duy và thái độ làm nông nghiệp”
Ngày đăng: 16/07/2024

Ngày 15/7/2024 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi toạ đàm với chuyên đề về “tư duy và thái độ làm nông nghiệp” bằng hình thức trực tiếp tại Thuận Tân Hội quán, xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh kết hợp trực tuyến đến phòng Nông nghiệp/ phòng Kinh tế các huyện/ thành phố.

Diễn giã Thầy Phạm Hữu Lợi, phụ trách Trường cấp III Nông nghiệp tỉnh Nam Định, Ông Cao Quang Ninh, chuyên viên Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Nam Định cùng chia sẽ; Tham dự buổi toạ đàm có hơn 200 đại biểu cùng tham dự: Dự trực tiếp tại Thuận Tân Hội quán  gồm công chức, viên chức thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hợp tác xã, Hội quán trên địa bàn thành phố Cao Lãnh; trực tuyến hơn gồm Công chức, Viên chức Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện và thành phố;

 

Đại biểu dự toạ đàm trực tiếp tại Thuận Tân Hội quán

Tại buổi toạ đàm Thầy Phạm Hữu Lợi giới thiệu về Trường cấp III Nông nghiệp Nam Định là trường cấp III nông nghiệp đầu tiên của cả nước, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2021. Đây là mô hình liên kết đào tạo nhân lực nông nghiệp kỹ thuật cao dành cho học sinh học hết cấp II, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định hợp tác thực hiện với Hiệp hội Giáo dục nhân lực Kirishima Sanroku Kasseika (Nhật Bản), được cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Mục tiêu của Trường là đào tạo khoản 100 học sinh/khóa (từ 2021-2023) và khoản 200 học sinh/khóa (từ 2024 trở đi) đảm bảo kiến thức văn hóa, chuyên môn và ngoại ngữ. Về văn hóa, các em được cấp bằng Trung học phổ thông. Về chuyên môn, được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp để làm việc cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản. Về ngoại ngữ, được cấp chứng chỉ tiếng Nhật trình độ N4 (JLPT).

Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được đưa sang Nhật Bản làm việc từ 3 - 5 năm tại các công ty nông nghiệp, công ty chế biến thực phẩm. Nguồn thu nhập gửi về cho gia đình và phần còn lại để các em tiếp tục học đại học tại trường Minami Kyushu, tỉnh Miyazaki. Trường Đại học này giảm một nửa học phí cho sinh viên Việt Nam (có văn phòng đại diện tại Nam Định). Đây là trường đại học chuyên đào tạo kỹ sư thực hành nông nghiệp chứ không nặng về lý thuyết hàn lâm.

Khi trở thành kỹ sư nông nghiệp, các em có thể tiếp tục làm việc trong các nông trại ở Nhật thêm từ 3-5 năm để tích lũy kiến thức và thu nhập, những kỹ sư đã tích lũy đủ kinh nghiệm sống, có một chút vốn đầu tư và thuần thục kỹ năng thực hành nông nghiệp. Đó là thời điểm phù hợp để trở về quê hương.

Ông Cao Quang Ninh chia sẽ về Kỹ thuật ủ phân theo phương pháp hiếu khí của tỉnh Miyazaki (Nhật Bản). Phân ủ có hiệu quả cải tạo và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Kỹ thuật này đã được các chuyên gia nông nghiệp tỉnh Miyazaki hướng dẫn cho tỉnh Nam Định thực hiên từ năm 2016 - 2018.

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề tận dụng phụ phẩm ngành chăn nuôi, trồng trọt để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Tới đây, Ngành nông nghiệp sẽ phối hợp đi khảo các phụ, phế phẩm có nhiều tại tỉnh (trấu, rơm, thân cây rau màu, lục bình, phụ phẩm từ chế biến cá da trơn, …. ) để hoàn thiện các phương pháp sản xuất phân hữu cơ./.

Trí Tuệ - TTDVNN, QLKTCTTL&NSNT

Tin cùng danh mục

Ra mắt Câu lạc bộ Cùng làm du lịch

Ra mắt Câu lạc bộ Cùng làm du lịch

02:26 22/10/2024

THƠ MỜI ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN TRVC

THƠ MỜI ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN TRVC

02:26 22/10/2024

Tập huấn đầu vụ Mô hình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

Tập huấn đầu vụ Mô hình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

02:26 22/10/2024

Vụ lúa đông xuân đạt lợi nhuận cao

Vụ lúa đông xuân đạt lợi nhuận cao

02:26 22/10/2024

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP góp phần hình thành tư duy sản xuất xanh, sạch, bền vững

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP góp phần hình thành tư duy sản xuất xanh, sạch, bền vững

02:26 22/10/2024