Hiện nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống hơn 53.000ha lúa thu đông. Các trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân chú trọng khâu làm đất trước khi gieo sạ lúa
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời tiết đang trong giai đoạn có những trận mưa kéo dài nên trên lúa sẽ xuất hiện nhiều loại dịch hại. Trong đó, rầy nâu tuổi 2 - 4 tiếp tục phát triển, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trổ, cục bộ có diện tích nhiễm nặng do rầy tích lũy mật số từ đầu vụ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Đối với những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm có thể bị hại nặng. Bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, lem lép hạt diện tích, mức nhiễm có thể gia tăng do giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm như: Jasmine 85, VD 20, OM 4900, IR 50404, nếp... Ngoài ra, các đối tượng khác như: chuột, sâu đục thân, rầy phấn trắng, bệnh vàng lá chín sớm, gây hại phổ biến ở mức nhẹ.
Để đảm bảo sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như: “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 50 - 100% DAP kết hợp 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), quản lý nước hợp lý, phân hữu cơ... giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh, gây hại của các đối tượng dịch hại, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn.
Nông dân cần chủ động thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm sinh vật gây bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá...; có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều; tuân thủ tốt nguyên tắc “4 đúng” khi phun thuốc. Đồng thời phải chú ý không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm; thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường...
baodongthap.vn
Tin cùng danh mục
Khai giảng lớp tập huấn giảng viên ToT kỹ thuật canh tác hoa, kiểng
Khai giảng lớp tập huấn giảng viên ToT kỹ thuật canh tác hoa, kiểng
10:21 01/07/2025Diễn đàn “Tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ, hỗ trợ Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp
Diễn đàn “Tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ, hỗ trợ Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp
10:21 01/07/2025Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh tổ chức Đoàn tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh tổ chức Đoàn tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
10:21 01/07/2025Hội nghị sơ kết Mô hình “Thâm canh xoài theo VietGAP” thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương
Hội nghị sơ kết Mô hình “Thâm canh xoài theo VietGAP” thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương
10:21 01/07/2025Nông dân Lai Vung tập trung chăm sóc vụ quýt Tết
Nông dân Lai Vung tập trung chăm sóc vụ quýt Tết
10:21 01/07/2025Tin xem nhiều
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
Kiên Giang chuyển đổi mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ...
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô ...
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Lễ ra mắt Hội quán Thành Tân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả từ mô hình trồng sầu riêng
Mạnh dạn chọn hướng đi riêng, ông Lê Thanh Điền ở xã Phú Hựu, huyện Châu ...