Giá dừa khô tại Trà Vinh tăng cao
Ngày đăng: 06/09/2019

Cụ thể, giá dừa khô ngày 6/9 được thu mua tại cơ sở với giá 80.000 đồng/chục (một chục 12 trái), tăng hơn tuần trước 15.000 đồng/chục.

Ông Nguyễn Thế Quốc Đại, Phó Giám đốc Xí nghiệp chế biến dừa Rạch Lợp (Công ty cổ phần Trà Bắc) cho biết, giá dừa khô liên tục tăng là do đang thời điểm mùa mưa sản lượng dừa khô bị giảm gần 40%, các nhà vườn quen gọi là mùa dừa treo buồng.

Bên cạnh đó, mấy năm gần đây, số lượng cơ sở sản xuất ngành hàng dừa mở rộng tại Trà Vinh nên nhu cầu lượng dừa khô tăng gấp 2 - 3 lần so với sản lượng cung ứng trong mùa mưa.

Tỉnh Trà Vinh hiện có trên 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia vào khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu dừa với nhiều sản phẩm như: cơm dừa nạo sấy, nước cốt dừa, nước dừa đóng hộp, dầu dừa, than gáo dừa, chỉ xơ dừa, mùn dừa, mỹ phẩm từ dừa cùng nhiều mặt hàng khác cung cấp cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.  

Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng dừa đứng thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Bến Tre. Toàn tỉnh hiện có hơn 22.700 ha vườn dừa, tương đương khoảng 3 triệu cây dừa, cho năng suất bình quân 15,3 tấn/ha/năm, đạt tổng sản lượng 263.812 tấn, tương đương 220 triệu trái/năm.

Trước nhu cầu về nguồn nguyên liệu dừa trái ngày càng tăng, tỉnh Trà Vinh xây dựng kế hoạch nâng cao chuỗi giá trị cây dừa và mở rộng thêm diện tích trồng.

Cụ thể, Ban quản lý dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trà Vinh ( Dự án SME Trà Vinh) là đơn vị chủ công hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển ngành dừa của tỉnh.

Theo đó, Ban quản lý dự án SME Trà Vinh làm “cầu nối” kết nối các doanh nghiệp ngoài tỉnh cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trong tỉnh liên kết từ khâu trồng đến cung cấp dừa nguyên liệu theo hướng tập trung, chất lượng.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực tiếp cận và liên kết thị trường trong và ngoài nước; thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh phát triển đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chuỗi giá trị, giúp nông dân trồng dừa có thu nhập cao và bền vững./.

                                                                                                                                                                      Theo TTXVN online

 

Tin cùng danh mục

Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học

Sáng 6/9, tại Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn ...

05:21 23/11/2024

Chuyển hướng trong mùa lũ - Bài cuối: Thuận thiên để thích ứng lâu dài

Các chuyên gia môi trường đánh giá, hiện tượng “đói lũ”, lũ về trễ lặp lại theo chu kỳ 5 năm một lần hoặc 10 năm một lần ở các địa phương Đồng bằng sông ...

05:21 23/11/2024

Chuyển hướng trong mùa lũ - Bài 2: Linh động sinh kế

Người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao đời nay vốn rất linh động để thích ứng với những biến đổi của thiên nhiên.

05:21 23/11/2024

Chuyển hướng trong mùa lũ - Bài 1: Đồng bằng ngóng lũ về

Theo thường lệ, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị mưu sinh khi lũ về.

05:21 23/11/2024

Mặn có khả năng xuất hiện sớm 30 ngày ở đồng bằng sông Cửu Long

Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo tính toán của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, mặn mùa khô 2019-2020 ở khu vực ...

05:21 23/11/2024