Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, đến nay, diện tích sắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước là 10.929ha; trong đó, diện tích nhiễm bệnh khảm lá lên đến 397ha.
Cao điểm là huyện Chơn Thành sắn bị nhiễm bệnh là 220ha, huyện Đồng phú 70ha và Hớn Quản… Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá, mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Bệnh nặng làm giảm năng suất rất lớn cho nhà nông.
Theo dự báo trong thời gian tới, diện tích sắn nhiễm bệnh có thể lây lan nhanh chóng. Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn trong toàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đề nghị đối với những huyện, thị đã phát hiện bệnh khảm lá sắn thành lập Ban chỉ đạo/tổ công tác phòng, chống bệnh khảm lá sắn ở cấp huyện, thị.
Đồng thời, sở chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động áp dụng các biện phòng chống bệnh khảm lá sắn theo hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn mà Cục Bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, cần thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người sản xuất không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng; trong đó, nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS-11; hướng dẫn nông dân thực hiện tiêu hủy triệt để diện tích sắn bị nhiễm bệnh; phun thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Dinotefura, Pymetrozine có tên thương mại Brimgol 200WP, Sagometro 50WG, Ikuzu 20WP, Longanchess 750WP để trừ bọ phấn (rầy phấn trắng) xuất hiện nhằm diệt nguồn môi giới truyền bệnh.
Những vùng bị nhiễm nặng cần phải tiêu hủy cây bị bệnh, nghiêm cấm vận chuyển thân, lá sắn ra khỏi vùng dịch; luân canh cây trồng khác để tránh thiệt hại.
Sở này cũng khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trồng sắn chuyển cây trồng khác hoặc không trồng sắn ít nhất 1 vụ để cắt nguồn bệnh; nghiêm cấm hành vi buôn bán, trao đổi các giống sắn đã bị nhiễm bệnh; chỉ đạo, tuyên truyền cho nông dân biết và không trồng giống sắn HLS-11, HLS-12, KM 419, KM 140, khuyến cáo sử dụng thay thế giống kháng nhiễm như giống KM 94…
Theo TTXVN online
Tin cùng danh mục
Nuôi tôm ao nổi lót bạt siêu thâm canh đạt lợi nhuận cao
Năm thứ 2, tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ao nổi lót bạt siêu thâm canh công nghệ cao, cho sản ...
02:40 22/11/2024Bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu cá tra
Chiều 9/8, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, Tổng cục Thuỷ sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông ...
02:40 22/11/2024Nhãn nghịch mùa giá cao, nông dân lãi lớn
Mặc dù bước vào mùa thu hoạch nghịch vụ nhưng nhiều vườn nhãn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang được mùa, giá nhãn cũng tăng cao khiến nhiều nông ...
02:40 22/11/2024Giá dứa Đồng Tháp Mười tăng kỷ lục
Hiện nay, giá dứa (khóm) tại vùng trồng chuyên canh huyện Tân Phước nằm trong Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) đang tăng cao kỷ lục, nông dân vui mừng vì lãi ...
02:40 22/11/2024Thu nhập cao từ đi câu rắn mối ở miền Tây
Thu nhập cao từ đi câu rắn mối ở miền Tây
02:40 22/11/2024Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng
Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) ...
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid -19"
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt ...