Ngày 01/08/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 (tên tiếng Anh là: One commune one product - OCOP).
Mục tiêu của Chương trình là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triên tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Ảnh minh họa
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phâm OCOP đạt 5 sao; Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phâm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, …………….
Nội dung và nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình; Tăng cường chuyển đổi số.
Giải pháp thực hiện Chương trình: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ; Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực; Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm; khuyến khích các chủ đề ưu tiên gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm; Giải pháp về khoa học công nghệ; huy động nguồn lực; Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP; Tăng cường hợp tác quốc tế; Nghiên cứu xây dựng và triển khai các đề án, dự án ưu tiên.
Trí Tuệ - TTDVNN&NSNT
Tin cùng danh mục
Ra mắt 2 hội quán chuyên sản xuất cá giống tại huyện Hồng Ngự
Ra mắt 2 hội quán chuyên sản xuất cá giống tại huyện Hồng Ngự
07:26 22/11/2024Tiếp nhận và bàn giao phân hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản
TIẾP NHẬN VÀ BÀN GIAO PHÂN HỮU CƠ NHẬP KHẨU NHẬT BẢN
07:26 22/11/2024Tập huấn chăn nuôi heo giống sinh sản, theo hướng an toàn sinh học
Tập huấn chăn nuôi heo giống sinh sản, theo hướng an toàn sinh học
07:26 22/11/2024Hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm từ Sen Đồng Tháp”
Hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm từ Sen Đồng Tháp”
07:26 22/11/2024Hội nghị triển khai nhân rộng Mô hình liên kết, cơ giới hóa sản xuất lúa giống gắn với truy xuất nguồn gốc
Hội nghị triển khai nhân rộng Mô hình liên kết, cơ giới hóa sản xuất lúa giống gắn với truy xuất nguồn gốc
07:26 22/11/2024Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng
Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) ...
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid -19"
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt ...