Từ tháng 6 âm lịch trở đi, khi nước từ thượng nguồn đổ về nhiều cũng là lúc làng nghề đan lờ lọp trên địa bàn huyện Lai Vung, Lấp Vò bắt đầu hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu đánh bắt cá, tép của người dân trong mùa nước nổi, nhưng đến thời điểm này, thị trường ngư cụ còn thưa khách.
Người dân làng nghề làm lưới cá huyện Lai Vung, Lấp Vò lo lắng vì lượng khách đến mua sản phẩm ngư cụ giảm
Trái với mong đợi của người dân, những ngày này, làng nghề làm lờ lọp thuộc xã Hòa Long, huyện Lai Vung khá thưa khách. Bà Trần Thị Bé Mười ngụ xã Hòa Long, huyện Lai Vung, cho biết: “Những ngày đầu vụ, tôi chỉ sản xuất cầm chừng vì lượng đặt hàng rất ít. Năm nay, nhu cầu sử dụng ngư cụ giảm nên lượng hàng cung ứng giảm hơn 30% so với năm trước. Vì thị trường kém sôi động nên giá lọp tép vẫn giữ mức bình ổn khoảng 14.000 - 15.000 đồng/cái”.
Những ngày này, dọc theo tuyến Quốc lộ 80 đoạn qua địa phận xã Long Hậu, huyện Lai Vung và xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, các hộ sản xuất đã trưng bày những bộ ngư cụ bằng lưới để thu hút khách, nhưng người mua chưa nhiều. Năm nay, giá các mặt hàng vẫn giữ mức bình ổn so với năm trước. Cụ thể, lưới mùng có giá 70.000 - 80.000 đồng/kg; lưới cao cấp 100.000 - 110.000 đồng/kg; lưới 1 màn loại thường 150.000 - 180.000 đồng/tay, tùy độ dài (mỗi tay lưới dài khoảng 20m); lưới 3 màn 200.000 đồng/tay; lưới Thái 300.000 - 350.000 đồng/tay; chài 260.000 - 450.000 đồng/sản phẩm (tùy loại)...
Bà Nguyễn Ngọc Thủy ngụ xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò bộc bạch: “Tôi là dân gốc Huế vào đây định cư hơn 30 năm. Nghề truyền thống của gia đình là đan lưới. Nghề này làm đủ sống chứ không giàu. Năm nào nước về nhiều thì bán được nhiều hàng. Năm nay, nhu cầu sử dụng lưới cá giảm nên mỗi ngày tôi chỉ bán ra khoảng 10 sản phẩm, với giá từ 60.000 - 450.000 đồng/tay”.
Tương tự, chị Chung Thị Tuyết Giàu ngụ xã Long Hậu, huyện Lai Vung, cho biết: “Mấy năm trước, vào thời điểm con nước về, nhiều khách gần xa tìm đến mua lưới tại điểm bán của gia đình tôi, bình quân mỗi ngày bán khoảng 50 tay lưới các loại. Tới mùa nước cao điểm, mỗi ngày bán 100 tay lưới. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua các loại chài, lưới giảm khoảng 20 - 30% so với năm ngoái. Vì thị trường tiêu thụ ít nên tôi chủ yếu tận dụng lao động trong nhà chứ không thuê người ngoài sản xuất chài, lưới như các năm trước.
baodongthap.vn
Tin cùng danh mục
Thành phố Cao Lãnh phát triển nông nghiệp đô thị
Thành phố Cao Lãnh phát triển nông nghiệp đô thị
02:57 23/11/2024Hội thảo "Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh"
Hội thảo "Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh"
02:57 23/11/2024Trình diễn công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ
Trình diễn công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ
02:57 23/11/2024Hỗ trợ giống dê thực hiện mô hình chăn nuôi dê hướng thịt năm 2023
Hỗ trợ giống dê thực hiện mô hình chăn nuôi dê hướng thịt năm 2023
02:57 23/11/2024Công bố Nhãn hiệu chứng nhận “Ổi Lê Cao Lãnh”
Công bố Nhãn hiệu chứng nhận “Ổi Lê Cao Lãnh”
02:57 23/11/2024Tin xem nhiều
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Nông dân tìm đầu ra cho nông sản thông qua mạng xã hội
Giống lúa BC15 kháng đạo ôn sẽ có mặt từ vụ Đông Xuân 2019-2020
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, giống lúa BC15 có gen ...
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”
Phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp - Hướng đi triển vọng
Du lịch cộng đồng nông nghiệp tại Đồng Tháp (gọi tắt du lịch nông nghiệp) ...
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid -19"
Hội thảo "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn (heo) Việt ...