Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 10/5/2018 đến ngày 16/5/2018
Ngày đăng: 10/05/2018

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:

1. Trên cây lúa:

- Rầy nâu: Đợt rầy cám mới sẽ nở rộ trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - làm đòng, gây hại ở tuổi 1 - 3 phổ biến mức nhẹ - trung bình; trên lúa giai đoạn trỗ vẫn còn nhiều lứa rầy gối nhau nên mật số có thể cao hơn.

- Muỗi hành: Tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.

- Bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá tiếp tục phát sinh và phát triển, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ. Những ruộng gieo trồng giống nhiễm như IR 50404, OM 4218, Jasmine 85, VD 20, … sạ dày, bón thừa phân đạm có thể nhiễm tỷ lệ cao hơn.

- Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá: Tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ.

Ngoài ra các đối tượng như bù lạch, chuột, sâu cuốn lá, bệnh lem lép hạt,  vàng lá chín sớm,... tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình. 

2. Trên hoa màu, cây ăn trái và hoa kiểng:

- Hoa màu: Sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Cây ăn trái: Sâu đục cành, bọ trĩ, nhện, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ - trung bình.

- Hoa kiểng: Bọ trĩ, nhện, bệnh đốm đen, đốm lá trên hoa hồng, hoa cúcxuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.

II. ĐỀ NGHỊ: 

- Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu cần theo dõi rầy di trú tại địa phương để xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy hiệu quả theo từng ô bao, cánh đồng, nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của bệnh VL-LXL. 

- Những diện tích đã xuống giống, ngay từ đầu vụ cần áp dụng tốt giải pháp 1 phải 5 giảm nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và lợi nhuận.

- Thăm đồng thường xuyên và kiểm tra kỹ các đối tượng dịch hại như rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, sâu năn (muỗi hành), bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá,… để có biện pháp xử lý và chăm sóc kịp thời. Phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm; thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương và CBKT khi thấy tình hình sâu bệnh có dấu hiệu diễn biến phức tạp./.

Tin cùng danh mục

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 26/4/2018 đến ngày 02/5/2018

Trên lúa, rầy nâu tiếp tục phát triển ở tuổi 5, trưởng thành trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - làm đòng, trên lúa giai đoạn trỗ có nhiều lứa rầy gối ...

11:17 27/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 19/4/2018 đến ngày 25/4/2018

Rầy tiếp tục phát triển ở tuổi 3 - 5 và gây hại nhẹ - trung bình trên trà lúa cuối đẻ nhánh đến đòng trỗ, diện tích và mức nhiễm có thể sẽ giảm so với ...

11:17 27/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 12/4/2018 đến ngày 18/4/2018

Đợt rầy mới nở tiếp tục phát triển ở tuổi 3 - 4, gây hại nhẹ - trung bình trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng, cục bộ sẽ có diện tích lúa giai đoạn trỗ ...

11:17 27/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 29/3/2018 đến ngày 04/4/2018

Dự báo từ 04 - 14/4/2018 sẽ lứa rầy mới sẽ bắt đầu nở với mật số phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, gây hại trên trà lúa cuối đẻ nhánh đến đòng trỗ

11:17 27/04/2024

Cách ly giữa các vụ để hạn chế muỗi hành, dịch bệnh trên lúa

Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh, vụ đông xuân (ĐX) năm 2017-2018, toàn tỉnh có 17.500ha lúa bị nhiễm muỗi hành. Đến thời điểm hiện tại dịch muỗi hành ...

11:17 27/04/2024