Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 26/7/2018 đến ngày 01/8/2018
Ngày đăng: 26/07/2018

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:

1. Trên cây lúa:

- Rầy nâu: Rầy tiếp tục di trú với mật số trung bình đến cao do lúa Hè Thu vẫn còn thu hoạch. Dự báo từ 27/7 - 03/8/2018 sẽ có đợt rầy cám mới nở trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng trên lúa giai đoạn trỗ do rầy tích lũy mật số từ đầu vụ.

- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát sinh gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng chủ yếu trên các giống nhiễm, gây hại giai đoạn lúa đẻ nhánh - làm đòng.

- Bệnh cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt: Tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - trỗ. 

Ngoài ra các đối tượng khác như chuột, bọ trĩ, sâu cuốn lá, muỗi hành, bệnh vàng lá chín sớm,... tiếp tục gây hại ở mức nhẹ đến trung bình. 

2. Trên hoa màu, cây ăn trái và hoa kiểng:

- Hoa màu: Sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Cây ăn trái: Sâu đục cành, bọ trĩ, nhện, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ - trung bình.

- Hoa kiểng: Bọ trĩ, nhện, bệnh đốm đen, đốm lá trên hoa hồng, hoa cúc xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.

II. ĐỀ NGHỊ: 

- Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Thu Đông 2018 cần vệ sinh kỹ đồng ruộng, cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày nhằm hạn chế ngộ độc hữu cơ và lưu tồn nguồn bệnh ảnh hưởng vụ sau. Đặc biệt theo dõi rầy di trú để xuống giống “né rầy”, tập trung theo từng ô bao, khu vực của địa phương.

- Áp dụng đồng bộ giải pháp kỹ thuật 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ngay từ đầu vụ nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của rầy nâu, bệnh VL-LXL và các đối tượng dịch hại khác.

- Kiểm tra kỹ ruộng lúa, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại để có giải pháp phòng trị kịp thời. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

- Có thể phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm; thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương và CBKT khi thấy tình hình sâu bệnh có dấu hiệu diễn biến phức tạp./.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Đồng Tháp

Tin cùng danh mục

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 05/7/2018 đến ngày 11/7/2018

Rầy nâu tiếp tục nở rộ tuổi 2 - 4, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng trên lúa giai đoạn trỗ do rầy tích lũy mật số ...

07:27 26/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 14/6/2018 đến ngày 20/6/2018

Rầy nâu tuổi 5 – trưởng thành tiếp tục gây hại ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Dự báo từ 15 – 22/6/2018 rầy di trú với mật số trung ...

07:27 26/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 07/6/2018 đến ngày 13/6/2018

Trong tuần tới, rầy nâu tuổi 3 - 5 tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, cục bộ một số diện tích ...

07:27 26/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 31/5/2018 đến ngày 06/6/2018

Đợt rầy cám mới tiếp tục nở tuổi 1-3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ.  

07:27 26/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 24/5/2018 đến ngày 30/5/2018

Rầy phát triển tuổi 4 - 5, trưởng thành gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Rầy tiếp tục di trú kéo dài đến cuối tháng 5/2018 ...

07:27 26/04/2024