TỌA ĐÀM GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG VÀNG LÁ THỐI RỄ, CHẾT XANH CÂY CÓ MÚI
Ngày đăng: 14/03/2019

Tỉnh Đồng Tháp có 8.056 ha cây có múi, trong đó huyện Lai Vung chiếm khoảng 72% diện tích. Những năm gần đây, hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi xuất hiện và gây hại trên nhiều diện tích trồng cây có múi (chủ yếu là quýt hồng, quýt đường, cam soàn) của huyện Lai Vung. Trước tình hình đó, ngày 11 - 12/3/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp UBND huyện Lai Vung tổ chức 03 cuộc tọa đàm về “Giải pháp khắc phục biện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh cây có múi” tại 03 xã: Tân Phước, Long Hậu và Vĩnh Thới của huyện Lai Vung. Thành phần diễn giả gồm có: PGS, TS. Trần Vũ Phến, TS. Dương Minh, TS. Trần Bá Linh thuộc Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

Theo các diễn giả, đất trồng tại nhiều vườn cây có múi của huyện Lai Vung có độ nén dẻ cao (> 1,5MPa) do tình trạng canh tác lâu năm, đa phần sử dụng nhiều phân bón và thuốc hóa học, ít bổ sung phân hữu cơ ủ hoai, việc “lợp đất” mặt liếp gây ngộp rễ, pH đất thấp,... Bên cạnh đó, mật số tuyến trùng trong đất cao (1.000 con/500 gram đất) làm cho rễ cây bị tổn thương, tạo điều kiện cho một số loài nấm bệnh như: Fusarium solani, Phytophthora nicotianae xâm nhiễm tiếp sau đó gây ra hiện tượng vàng lá, hư rễ, chết xanh trên cây có múi.

Để khắc phục các hiện tượng này, nông dân cần phải cải tạo đất vườn (xới phá váng, khai rảnh thoát nước tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai, bón vôi 300 - 500 kg/ha để cải tạo pH đất,.. ít nhất 02 lần/năm), bón phân hoá học cân đối và hợp lý, đặc biệt tránh bón thừa phân đạm, quản lý dịch hại tổng hợp (hạn chế sử dụng thuốc hoá học, sử dụng chế phẩm sinh học như Tricoderma phòng trị nấm Fusarium, Phytophthora, tuyến trùng, dùng vôi để phòng ngừa bệnh tấn công gây hại,…), tận dụng nguồn xác bả thực vật (rơm rạ, cỏ, lục bình,…) tủ quanh gốc cây (cách gốc 20-30 cm) và tưới bổ sung chế phẩm Tricoderma phân hủy xác bả thực vật,… Các diễn giả cũng khuyến cáo, những cây bệnh nặng cần phải loại bỏ khỏi vườn, xử lý đất bằng vôi, chuẩn bị mô trồng kích thước 1,0 m3 và bón lót phân hữu cơ ủ hoai, chọn cây giống khoẻ và sạch bệnh,…

Qua buổi tọa đàm, các diễn giả đã cung cấp cho nông dân nhiều thông tin về cách phân biệt các triệu chứng đối với từng tác nhân gây hại và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý phù hợp. Trong thời gian tới, các cơ quan chuyên môn ngành tỉnh, huyện tiếp tục tập huấn và triển khai thực hiện 05 mô hình trình diễn về các giải pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh cây có múi để giúp người nông dân quản lý tốt hiện tượng này. Bên canh đó, rất cần sự chung tay, quyết tâm thực hiện của bà con nông dân để nâng cao đời sống kinh tế, duy trì và phát triển vùng cây có múi đặc sản của địa phương.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp

Tin cùng danh mục

Đồng bằng sông Cửu Long khẩn cấp lập chốt kiểm dịch

Các tỉnh ĐBSCL hiện nay đã và đang khẩn cấp thành lập nhiều chốt kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ các loại dịch bệnh trên nhất là dịch tả lợn Châu Phi.

09:07 29/04/2024

Xuất hiện loài sâu mới đe dọa Việt Nam

Cục BVTV vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố cảnh báo về nguy cơ xâm nhiễm của một loài sâu hại mới rất nguy hiểm có tên Sâu keo mùa thu ...

09:07 29/04/2024

BỆNH PANAMA GÂY HẠI TRÊN CÂY CHUỐI

Bệnh panama trên cây chuối xuất hiện và gây hại trên một số vườn ở các tỉnh phía Nam và có nguy cơ phát triển ra diện rộng, bệnh lây lan nhanh và có khả ...

09:07 29/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 01/11/2018 đến ngày 07/11/2018

Đợt rầy cám mới tiếp tục nở rộ tuổi 2 - 4, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ.

09:07 29/04/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 11/10/2018 đến ngày 17/10/2018

Rầy nâu tuổi 4 – 5, trưởng thành tiếp tục phát triển và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ. Dự báo từ ...

09:07 29/04/2024